BỂ CÔ ĐẶC SUMI

BỂ CÔ ĐẶC SUMI

BỂ CÔ ĐẶC SUMI

BỂ CÔ ĐẶC SUMI

BỂ CÔ ĐẶC SUMI
BỂ CÔ ĐẶC SUMI
0967 495 099
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG PHƯỚC TRÌNH CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG PHƯỚC TRÌNH

BỂ CÔ ĐẶC SUMI

1. Khái quát công nghệ

Bể cô đặc với những đặc trưng về cấu tạo như sẽ trình bày dưới đây khiến cho việc vận hành có vận tốc tuyến tính (LV) lớn hơn bể tạo bông kết tủa truyền thống. Đặc trưng của bể này là:

- Cánh trộn được lắp đặt ngay trong bể giúp hình thành việc tạo bông có tính lắng tụ tốt nhờ bổ sung polymer (keo tụ tạo bông cao phân tử) thành nhiều đợt.

- Giúp phân tán đều nước thải đầu vào do thiết bị phun quay tròn.

- Có thể sử dụng hiệu quả bề mặt nước nhờ tạo ra dòng nghịch lưu đều khắp trong bể.

Hơn nữa, có thể cải thiện đáng kể độ trong của nước sau xử lý nhờ lắp đặt thiết bị đo giao diện bùn tùy chọn theo tính chất của nước thải đầu vào và điều khiển tự động diện tích bùn hoạt tính (gọi là phương pháp lớp bùn nghịch lưu).

Thiết bị này được dùng cho xử lý tạo bông kết tủa nước thải, xử lý nước mưa, xử lý giai đoạn đầu của nước sạch, ứng dụng cho các thiết bị chế tạo, thu hồi nước hoặc kim loại hiếm trong nước thải.

2. Đặc trưng (tính năng)

Điểm khác nhau lớn nhất giữa thiết bị tạo bông kết tủa truyền thống với bể cô đặc Sumi là:

- Cánh trộn có tác dụng tạo bông các chất rắn lơ lửng nhờ keo tụ polymer được lắp đặt ngay trong bể.

- Các đầu phun quay tròn được lắp đặt giúp cho nước thải đầu vào phân bố đều hơn.

Vận tốc tuyến tính (LV) được tính bằng công thức lấy lượng nước xử lý chia đều cho diện tích nước bề mặt. Tuy nhiên, ở các thiết bị truyền thống, do nước thải chảy không đều trên bề mặt nên vận tốc dòng nghịch lưu có chỗ lớn hơn giá trị tính toán. Theo đó, để phân ly được lượng chất rắn lớn trên một diện tích nước mặt nhỏ thì cần phải sử dụng hiệu quả diện tích mặt nước đó, dẫn đến cần tạo ra dòng nghịch lưu đều khắp trong bể. Bể cô đặc Sumi là thiết bị cô đặc siêu cao tốc đặc biệt lưu ý tới điểm này. Vận tốc tuyến tính (LV) theo thiết kế điển hình được thể hiện ở bảng dưới đây:

3. Điều kiện, lĩnh vực ứng dụng:

Bể cô đặc Sumi chủ yếu được dùng để làm trong nước và nước thải, thu hồi (hay cô đặc) chất rắn. Ngoài ra, còn được dùng với mục đích làm trong nước ở công đoạn sản xuất bột giấy hay trong ngành chế biến nguyên vật liệu có sử dụng hydroxit natri.

Gần đây, do thiết bị này ngày càng nhỏ gọn và yêu cầu ít diện tích nên càng có nhiều đơn vị sử dụng với mục đích rửa chất bán dẫn hay xử lý nước thải.

4. Vận hành, duy tu, quản lý

Với bể cô đặc Sumi, không những diện tích lắp đặt thiết bị sẽ được tiết kiệm hơn mà còn loại bỏ được thiết bị lọc sau giai đoạn bể lắng do đạt được chất lượng xử lý ưu việt. Do đó, cắt giảm được chi phí đầu tư thiết bị. Hơn nữa, bùn thải từ bể cô đặc Sumi do được cô đặc với nồng độ cao nên giảm thiểu được chi phí xử lý bùn thải.

TIN TỨC MỚI
VIDEOS
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hotline 1
0967 495 099
Hotline 2
(028) 62 789 799
logo_footer
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG PHƯỚC TRÌNH
Phước Trình Copyright @ 2023. Phát triển bởi tltvietnam.vn
Online: 9 | Tổng: 529189
zalo
zalo
Nhắn tin messenger
Facebook