BỂ ĐIỀU HÒA CÓ VAI TRÒ GÌ TRONG VIỆC XỬ LÝ NƯỚC THẢI?
Hệ thống xử lý nước thải hiện nay trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau, trong đó có chứa bể điều hòa. Đây là một trong những công đoạn không thể thiếu trong quá trình xử lý. Vậy bể điều hòa là gì và cấu tạo, nguyên lý hoạt động của bể như thế nào? Vai trò của bể điều hòa trong xử lý nước thải như thế nào? Bài viết dưới đấy cùng Môi trường Phước Trình đi tìm hiểu nhé!
Bể điều hòa là gì?
Bể điều hòa là một phần công nghệ của toàn bộ hệ thống lọc nước bẩn, nước thải. Nó có nhiệm vụ khắc phục các sự cố, dao động lưu lượng và tải trọng dòng thải vào các quá trình sau của hệ thống. Điều này làm tăng hiệu quả quá trình xử lý nước thải. Bể điều hòa đóng vai trò lớn và vô cùng quan trọng trong việc lọc nước, giảm tối đa chi phí sản xuất và vận hành hệ thống xử lý nước thải.
Cấu tạo của bể điều hòa
Bể điều hòa được cấu tạo gồm 2 phần: Phần bể chứa và hệ thống chống lắng cặn
Phần bể chứa
Phần bể chứa thường được làm bêtông cốt thép. Cũng có một số trường hợp bể được xây bằng đất và thêm một lớp chống thấm. Thể tích của bể được xác định theo biểu đồ lưu lượng và dao động nồng độ chất bẩn trong nước thải. Những nhà máy sản xuất nếu không có biểu đồ về lượng nước thải thì có thể xác định dựa trên lưu lượng của một ca sản xuất.
Độ dốc thành bể có thể là 3:1 - 2:1. Chiều sâu nước tối thiểu khoảng 1,5m. Bể còn trang bị hệ thống báo mực nước tự động để bảo vệ bơm và máy khuấy.
Hệ thống chống lắng cặn
Bể điều hòa được đặt sau và song song với than chắn rác và bể lắng cát. Những một số trường hợp không thể tránh khỏi việc nước thải vẫn còn chứa nhiều cáu cặn sau khi lắng. Vậy nên hệ thống chống lắng sinh ra giúp ngăn chặn những hạt cắt và cặn lắng xuống dưới đáy bể điều hòa. Bể làm ổn định nồng độ nước như COD, BOD đảm bảo việc giảm tải cho các công trình xử lý sinh học phía sau.
Bể điều hòa được bố trí và lắp đặt trên dòng thải hoặc ngoài dòng thải. Việc làm này còn tùy theo phương án thiết kế của hệ thống. Hiện nay các công trình xử lý nước thải có 2 loại bể điều hòa được áp dụng là bể điều hòa lưu lượng và bể điều hòa lưu lượng, điều hòa chất lượng.
Nguyên lý hoạt động của bể điều hòa
Bể điều hòa hoạt động dựa trên quá trình khuấy và sục khí thường xuyên. Việc làm này làm các chất không kết tủa và lắng cặn xuống bể. Nước thải trước khi vào bể điều hòa đã được xử lý trong bể lắng cát, lắng sạn để loại bỏ các chất rắn ảnh hưởng đến quá trình lọc nước.
Bể điều hòa được thổi khí liên tục để tránh quá trình lên men khi lọc nước. Điều này giúp hạn chế mùi hôi của có trong bể. Tốc độ thổi khí vào bể là 10 - 15 lít không khí/phút.m3.
Vai trò của bể điều hòa
Bể điều hòa giúp giảm bớt sự thay đổi về lưu lượng và hàm lượng các chất thải có trong nước trong quá trình xử lý nước thải. Bể giúp tiết kiệm hóa chất để trung hòa nước thải khi xử lý. Không những thế nó còn làm ổn định lưu lượng nước đi ra các công trình xử lý nước thải tiếp theo. Bể điều hòa giúp giảm và ngăn cản lượng nước có nồng độ các chất độc hại cao đi trực tiếp vào các công trình xử lý.
Bể điều hòa giúp điều hòa lưu lượng vì lượng nước trong bể thải ra thay đổi theo từng giờ trong một chu kỳ xử lý. Nhờ có bể điều hòa nên lưu lượng nước thải đi vào các bể tiếp theo không thay đổi trong suốt thời gian làm việc của hệ thống xử lý nước thải.
Nồng độ chất bẩn có trong nước thải thay đổi theo thời gian, còn lượng nước đi ra thì ổn định và giống nhau. Do đó sẽ làm giảm khả năng sốc vi sinh trong bể sinh học. Để đảm bảo hòa trộn đều các nồng độ các chất trong nước thải và ngừa lắng đọng thì cần khuấy trộn.
Kết luận
Bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu được bể điều hòa là gì, cấu nguyên lý hoạt động, vai trò của bể. Bể điều hòa là một phần không thể nào thiết được của hệ thống xử lý nước thải. Vậy nên cần chú ý những khâu thiết kế, lắp đặt bể để lọc sạch nước thải nhé!