CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI XI MẠ

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI XI MẠ

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI XI MẠ

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI XI MẠ

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI XI MẠ
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI XI MẠ
0967 495 099
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG PHƯỚC TRÌNH CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG PHƯỚC TRÌNH

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI XI MẠ

Công nghiệp xi mạ tại Việt Nam trong những năm gần đây phát triển một cách nhanh chóng, các cơ sơ sản xuất cũng được mở ra ngày càng nhiều. Ngoài việc đóng góp cho sự phát triển của xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động thì việc ảnh hưởng của nước thải ngành xi mạ tới môi trường cũng cần quan tâm tới.   

Và nếu bạn thắc mắc một Công nghệ xử lý nước thải xi mạ hiệu quả là gì ? hoạt động như thế nào? Hãy liên hệ ngay 0936.199.477 để được tư vấn miễn phí.

Đặc điểm, tính chất của nước thải xi mạ

Nước thải xi mạ là nước thải phát sinh trong toàn bộ nhà máy xi mạ.

Xi mạ là quá trình kết tủa kim loại này lên bề mặt kim loại khác bằng một lớp phủ có tính chất cơ, lý, hóa… đáp ứng được yêu cầu mong muốn của khách hàng.

Mục đích của việc xi mạ là để chống ăn mòn, trang trí, phục hồi kích thước trang sức, tăng độ cứng, phản quang, dẫn điện.

 Đặc trưng của nước thải từ quá trình sản xuất xi mạ là có chứa nhiều kim loại nặng. Nên ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường và mang tính chất lâu dài. Hệ lụy về sau vì nếu không được xử lý đúng cách. Các ion kim loại, muối, hợp chất khác khi được thải ra môi trường không bị phân hủy. Mà sẽ tồn tại, tích tụ trong môi trường thiên nhiên.

Nước thải của các cơ sở xi mạ nói chung phát sinh từ các quá trình sau: Nước thải chứa dầu mỡ, các chất tẩy rửa do quá trình tẩy dầu mỡ bảo quản. Nước thải chứa các ion kim loại do quá trình tẩy gỉ. Nước thải chứa các hóa chất làm bóng bề mặt và trung hòa. Nước thải chứa các hóa chất dùng cho quá trình oxi hóa và phôtphat hoá kim loại vv…

Ảnh hưởng của nước thải xi mạ đến môi trường

  • Là nước thải có chứa độc chất đối với cá và thực vật nước
  • Có thành phần tiêu diệt các sinh vật phù du, gây bệnh cho cá và biến đổi các tính chất lí hoá của nước. Tạo ra sự tích tụ sinh học đáng lo ngại theo chiều dài chuỗi thức ăn. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy. Với nồng độ đủ lớn, sinh vật có thể bị chết hoặc thoái hóa. Với nồng độ nhỏ có thể gây ngộ độc mãn tính hoặc tích tụ sinh học. Ảnh hưởng đến sự sống của sinh vật về lâu về dài.
  • Nước thải xi mạ ảnh hưởng đến đường ống dẫn nước, gây ăn mòn, xâm thực hệ thống cống rãnh.
  • Nước thải xi mạ ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng, vật nuôi canh tác nông nghiệp. Làm thoái hoá đất do sự chảy tràn và thấm của nước thải.
  • Nước thải xi mạ ảnh hưởng đến hệ thống xử lý nước thải. Cần tách riêng nếu không sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật khi thực hiện xử lý sinh học

Ảnh hưởng của nước thải xi mạ đến con người

      Xi mạ là ngành có mật độ gây ô nhiễm môi trường cao bởi hơi hóa chất. Nước thải có chứa các ion kim loại nặng. Kim loại độc ảnh hưởng tới sức khỏe con người gây nên nhiều căn bệnh khó chữa, nguy hiểm tới tính mạng.

        Nước thải từ các quá trình xi mạ kim loại, nếu không được xử lý. Qua thời gian tích tụ và bằng con đường trực tiếp hay gián tiếp. Chúng sẽ tồn đọng trong cơ thể con người. Và gây các bệnh nghiêm trọng, như viêm loét da, viêm đường hô hấp, eczima, ung thư,…

Công nghệ xử lý nước thải xi mạ

      Như các bạn đã biết có nhiều công nghệ xử lý nước thải xi mạ hiệu quả. Chẳng hạn như: Công nghệ xử lý bằng phương pháp kết tủa, Công nghệ xử lý bằng phương pháp trao đổi ion, Công nghệ xử lý bằng phương pháp điện hoá, Công nghệ xử lý bằng  phương pháp sinh học… Sau rất nhiều công trình đã hoàn thành. Dưới đây là Công nghệ xử lý nước thải xi mạ mà Môi trường Phước Trình đề xuất

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải xi mạ hiệu quả

Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải xi mạ

Nước thải từ các khu vực sản xuất được thu gom tập trung dẫn qua song chắn rác trước khi tập trung về bể thu gom. Nước thải từ bể thu gom được bơm lên các hạng mục công trình đơn vị khác của hệ thống xử lý. Trước khi xả ra nguồn tiếp nhận Chức năng của các hạng mục công trình trong hệ thống cụ thể như sau:

1. Song chắn rác

Nhiệm vụ: Để loại ra bỏ tất cả các loại rác thô có trong nước thải có thể gây tắc nghẽn đường ống. Làm hư hại máy bơm và làm giảm hiệu quả xử lý của giai đoạn sau. Vì vậy cần thiết phải bố trí thiết bị tách rác thô nhằm loại bỏ rác thô có kích thướt lớn có trong nước thải.

2. Bể thu gom

Nước thải xi mạ từ các khu vực sản xuất được dẫn về bể thu gom. Bể thu gom là công trình chuyển tiếp giữa điểm phát sinh nước thải và trạm xử lý. Bể thu gom có nhiệm vụ tiếp nhận. Trung chuyển và tận dụng được cao trình của các công trình đơn vị phía sau. Nước thải từ bể thu gom được bơm nước thải bơm lên bể điều hòa.

3. Bể điều hòa

Tại bể điều hòa, máy khuấy trộn chìm sẽ hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể. Ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu. Bể điều hòa có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào hệ thống xử lý.

4. Bể phản ứng

Nước thải ở bể điều hòa được bơm qua bể phản ứng. Bơm định lượng có nhiệm vụ châm hóa chất NaHSO4, FeSO4 vào bể với liều lượng nhất định. Và được kiểm soát chặt chẽ. Dưới tác dụng của hệ thống cánh khuấy với tốc độ lớn được lắp đặt trong bể. Các hóa chất được hòa trộn nhanh và đều vào trong nước thải. Hỗn hợp nước thải này tự chảy qua bể keo tụ tạo bông.

5. Bể keo tụ tạo bông

Nhờ cánh khuấy khuấy trộn hóa chất với dòng nước thải để cho quá trình phản ứng xảy ra nhanh hơn. Moteur cánh khuấy được thiết kế với vận tốc khuấy 120-140 vòng/phút nhằm tạo ra dòng chảy xoáy. Tạo điều kiện cho hóa chất phản ứng, xúc tác quá trình chuyển Cr3+ thành Cr6+. Và hóa chất chỉnh pH nhằm kết tủa các kim loại có trong nước thải xi mạ hoàn toàn hình thành nên những bông cặn. Nhờ có chất trợ keo tụ bông. Mà các bông cặn hình thành kết dính với nhau .tạo thành những bông cặn lớn hơn có tỉ trọng lớn hơn tỉ trọng của nước nhiều lần. Nên rất dễ lắng xuống đáy thiết bị và tách ra khỏi dòng nước thải. Nước thải từ thiết bị keo tụ, tạo bông tiếp tục tự chảy qua thiết bị lắng .

6. Thiết bị lắng 

Nhiệm vụ: lắng các bông cặn sinh ra từ quá trình xử lý hóa lý và tách các bông cặn này ra khỏi nước thải.

Nước thải từ thiết bị keo tụ + tạo bông được dẫn vào ống phân phối. Nhằm phân phối đều trên toàn bộ mặt diện tích ngang ở đáy thiết bị. Ống phân phối được thiết kế sao cho nước khi ra khỏi ống và đi lên với vận tốc chậm nhất (trong trạng thái tĩnh). Khi đó các bông cặn hình thành có tỉ trọng đủ lớn thắng được vận tốc của dòng nước thải đi lên sẽ lắng xuống đáy bể lắng. Hàm lượng cặn (SS) trong nước thải ra khỏi thiết bị lắng giảm 70 – 80%. Cặn lắng ở đáy thiết bị lắng được xả định kỳ về bể chứa bùn.

Một số bông cặn và bọt khí trong nước không lắng xuống đáy thiết bị mà sẽ nổi lên trên mặt nước. Nhờ có hệ thống đập thu nước và chắn bọt mà các bông cặn và bọt khí không theo nước ra ngoài được. Các bông cặn và bọt khí được giữ ở mặt nước. Và được xả ngoài qua qua hệ thống phểu thu bọt đến sân phơi bùn hóa lý.

Phần nước trong trên mặt được tập trung chảy tràn vào máng thu nước & được dẫn về bể trung gian. 

7. Bể trung gian

Bể điều hòa là nơi tập trung nước thải sau quá trình xử lý hóa lý để tiếp tục công đoạn lọc áp.

8. Bồn lọc áp lực

Bể lọc áp lực gồm các lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính để loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học và halogen hữu cơ nhằm xử lý các chỉ tiêu đạt yêu cầu quy định.

9. Hệ thống khử trùng clorine

Nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học còn chứa khoảng 105 – 106 vi khuẩn trong 100ml .Hầu hết các loại vi khuẩn này tồn tại trong nước thải không phải là vi trùng gây bệnh. Nhưng cũng không loại trừ một số loài vi khuẩn có khả năng gây bệnh.

Khi cho Clorine vào nước, Clorine là có tính oxi hóa mạnh sẽ khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào vi sinh vật. Và gây phản ứng với men bên trong của tế bào vi sinh vật làm phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến vi sinh vật bị tiêu diệt.

Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn nguồn xả: QCVN 40–2011/BTNMT (cột A).

10. Sân phơi bùn hóa lý

Lượng bùn từ thiết bị lắng sẽ được kỳ đưa về sân phơi hóa lý nhằm tách một lượng lớn nước trong bùn. Phần nước sau khi tách bùn sẽ được đưa trở lại bể thu gom để tiếp tục xử lý.

Tại sao chọn Môi trường Phước Trình làm đơn vị xử lý nước thải xi mạ?

  • Công ty có đội ngũ kỹ sư về môi trường. Chuyên nghiên cứu và áp dụng công nghệ hiện đại tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
  • Chất lượng nước sau xử lý luôn đảm bảo theo quy chuẩn nhà nước.
  • Tiết kiệm hóa chất, điện năng vận hành hệ thống.
  • Hệ thống đảm bảo hoạt động ổn định
  • Bảo trì miễn phí toàn bộ các thiết bị, máy móc trong hệ thống xử lý nước thải.
  • Luôn đảm bảo vi sinh hoạt động bình thường, nếu vi sinh có sự cố chúng tôi sẽ có trách nhiệm nuôi cấy miễn phí.
  • Giá cả cạnh tranh – phong cách làm việc chuyên nghiệp
  • Dịch vụ bảo hành uy tín  – hoàn hảo
  • Công ty vận hành  nhiệt tình chu đáo cho doanh nghiệp.      

 Với tinh thần ở đâu có vấn đề về Công nghệ xử lý nước thải xi mạ ở đó có Môi trường Phước Trình. Chúng tôi sẽ đưa ra giải pháp hiệu quả. Đáp ứng một cách tốt nhất về giá thành và chất lượng sản phẩm . Đảm bảo đáp ứng một cách tốt nhất các yêu cầu của khách hàng.

TIN TỨC MỚI
VIDEOS
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hotline 1
0967 495 099
Hotline 2
(028) 62 789 799
logo_footer
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG PHƯỚC TRÌNH
Phước Trình Copyright @ 2023. Phát triển bởi tltvietnam.vn
Online: 67 | Tổng: 530072
zalo
zalo
Nhắn tin messenger
Facebook