XỬ LÝ NƯỚC THẢI THUỘC DA HIỆU QUẢ CHI PHÍ THẤP
Nguyên liệu chính trong quá trình thuộc da chủ yếu là da muối hoặc da tươi. Lượng hoá chất thông dụng được sử dụng trong công nghệ da thuộc gồm các chất vô cơ và hữu cơ như sunfit, sunfa, sunfit natri, hydroxit canxi, cacbonat, axit, muối…do đặc thù thuộc da là quá trình chuyển đổi protit của da động vật sang dạng bền vững để sử dụng. Tỷ lệ và thành phần hoá chất tham gia xử lý vào các công đoạn thuộc da phụ thuộc vào việc áp dụng công nghệ, thiết bị máy móc và chất lượng các loại da.
Vấn đề môi trường trong các nhà máy thuộc da là nước thải, mùi và chất thải rắn. Với công nghệ thuộc da truyền thống, trung bình 1 tấn da nguyên liệu thải ra môi trường khoảng 50m3 nước thải có độ màu đậm đặc và 500-600 kg chất thải rắn, nặng mùi hôi thối khó chịu. Các chất thải rắn gồm mỡ, bạc nhạc, diềm da (chiếm khoảng 18% trong lượng da tươi), mùn bào da, váng xanh, cặn vôi và xỉ than… Khí thải phát sinh ở hầu hết các công đoạn sản xuất với thành phần chủ yếu là H2S1, NH3, chất hữu cơ bay hơi, trong quá trình phân huỷ, các chất này gây mùi đặc trưng, đặc biệt, hơi của các a xít ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp của người lao động trực tiếp và môi trường xung quanh.
Thông thường 1 tấn da muối sản xuất được 195 kg da cật và 60 kg da váng. Như vậy, chất thải là guyên nhiên liệu đầu vào không đi vào sản phẩm được loại bỏ theo nước thải là rất lớn, gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, theo tài liệu nghiên cứu của Hợp phần Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (CPI) - Bộ Công Thương cho biết, nếu các hoá chất sử dụng trong quá trình xử lý da nguyên liệu để thuộc được thay thế bằng hoá chất thân thiện với môi trường sẽ giảm thải ô nhiễm cho hệ thống xử lý nước thải. Bên cạnh đó áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn (SXSH) sẽ giảm lượng nước tiêu thụ khoảng 10-15m3/tấn da muối nguyên liệu trong quá trình thuộc, hiệu suất hấp thu crom giảm thải ra môi trường có thể đạt tới 80-90% (thay vì trước đây con số này chỉ đạt 30-50%). Quá trình hồi tươi da khi nạo mỡ, bạc nhạc, xén diềm trước khi tẩy lông nếu được kiểm soát tốt sẽ tiết kiệm được lượng hoá chất và nước tương ứng để sử dụng trong các công đoạn tiếp theo, đồng thời nguồn thải này, nếu được quản lý phân loại ngay từ đầu thì có thể được tái sử dụng cho các hoạt dộng sản xuất nông nghiệp, như làm thức ăn cho gia súc hoặc phân bón. Các da diềm, da vụn thuộc nếu được thu gom có thể tận dụng làm những vật dụng nhỏ như ví da, lót giầy…
Khi thay đổi các công nghệ thuộc da, áp dụng các biện pháp SXSH ở tất cả các công đoạn hoặc ở từng công đoạn thuộc do điều kiện khả năng của từng doanh nghiệp có thể chọn lựa cho phù hợp, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội thu hồi các chất đang bị loại bỏ còn lãng phí như hiện nay để tái sử dụng sản xuất cho các công đoạn tiếp theo và tiết kiệm được tiền bạc, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đòng thời nâng cao chất lượng da thuộc.
Ví như ở công đoạn hồi tươi, trước khi hồi da được giũ sạch bằng tay hoặc bằng thiết bị lắc tang trống, chúng ta sẽ thu hồi khoảng 30% lượng muối trong da để tái sử dụng cho lần muối da sau, giảm lượng hoá chất vào dòng thải, tiết kiệm được lượng nước tiêu thụ trong quá trình hồi tươi. Thường 1 tấn da phải sử dụng 78-104 kg muối, tương đương với 8% muối bảo quản.
Với công nghệ thuộc da còn lạc hậu, 1 tấn da thuộc thải ra môi trường từ 40-50m3 nước thải đậm màu có chứa khoảng 500-600 kg chất thải rắn nặng mùi hôi thối và gồm nhiều các hoá chất độc hại khác. Các chất này đang bị thải bỏ vừa lãng phí vừa gây ô nhiễm môi trường. Áp dụng sản xuất sạch hơn trong ngành thuộc da ở Việt Nam đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp có nhiều cơ hội thu hồi được các nguyên liệu đầu vào, nhằm tiết kiệm nguyên liệu, giảm ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thuộc da
Các chỉ tiêu |
Đơn vị |
Nhẹ |
Trung bình |
Nặng |
---|---|---|---|---|
Chất rắn tổng cộng |
mg/L |
350 |
720 |
1200 |
Tổng chất rắn hòa tan |
mg/L |
250 |
500 |
850 |
Chất rắn lơ lửng |
mg/L |
1200 |
3100 |
5000 |
Chất rắn lắng được |
mg/L |
500 |
1050 |
1600 |
BOD5 |
mg/L |
1000 |
1750 |
2500 |
COD |
mg/L |
1600 |
2500 |
3400 |
Tổng nitơ (theo N) |
mg/L |
450 |
355 |
710 |
Tổng Phospho (theo P) |
mg/L |
200 |
230 |
260 |
Clorua |
mg/L |
1200 |
1900 |
2600 |
Dầu mỡ |
mg/L |
200 |
225 |
350 |
Coliform No/100 |
mg/L |
106 - 107 |
107 – 108 |
107 – 109 |
Chất hữu cơ bay hơi, |
µg/L |
<100 |
100 - 400 |
>400 |
Sơ đồ công nghệ
MỘT SỐ HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ
- Bể tuyển nổi
Tách các hạt rắn lơ lửng có trọng lượng nhỏ hơn nước bằng cách đưa bột khí vào trong nước. Các hạt rắn có kích thước nhỏ sẻ bám vào các bột khí min và được đẩy lên trên bề mặt.
- Bể sinh học hiếu khí ( AEROTANK )
Tại bể sinh học hiếu khí, các tạp chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan còn lại sau quá trình xử lý hóa học tiếp tục được xử lý và chuyển hóa thành bông bùn sinh học. Các máy thổi khí (Air Blower) hoạt động luân phiên và hệ thống phân phối dạng đĩa có hiệu quả cao với kích thước bọt khí nhỏ hơn 10mm sẽ cung cấp oxi cho bể sinh học. Lượng khí cung cấp vào bể với mục đích cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí chuyển hóa chất hữu cơ thành nước và carbonic, chuyển hóa nitơ hữu cơ và amonia thành nitrat NO3-. Mặt khác, hệ thống phân phối khí còn có chức năng xáo trộn đều nước thải và bùn hoạt tính, tạo điều kiện để vi sinh vật tiếp xúc tốt với các chất cần xử lý.
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN:
- pH:
Chỉ số này cho thấy cần phải trung hòa hay không và tính lượng hóa chất cần thiết trong quá trình xử lý keo tụ, khử khuẩn, ...
- Chất rắn
Chất rắn trong nước có 2 loại: vô cơ và hữu cơ.
Tổng chất rắn (TS – Total Solid)
Chất rắn lơ lửng (SS – Suspended Solid)
Chất rắn hòa tan (DS – Dissolved Solid)
Chất rắn bay hơi (VSS – Volatile Suspended Solid)
Chất rắn có thể lắng (Settable Solid)
Tro (FS – Fixed Solid)
Hỗn hợp chất rắn lơ lửng (MLSS – Mixed Liquor Suspended Solid)
Hỗn hợp chất rắn lơ lửng bay hơi (MLVSS – Mixed Liquor Volatile Suspended Solid)
- Màu
Màu sắc của nước được phân thành 2 dạng:
Màu thực: do các chất hòa tan hoặc dạng hạt keo
Màu biểu kiến: là màu của các chất lơ lửng trong nước tạo nên
- Nhu cầu oxy hóa học (COD – Chemical Oxygen Demand)
Là lượng oxy cần thiết để oxy hóa toàn bộ các chất hữu cơ có trong nước thải, kể cả các chất hữu cơ không bị phân hủy sinh học.
Đơn vị đo: mgO2/l (mg/l)
- Nhu cầu oxy sinh học (BOD – Biological Oxygen Demand)
Là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ dạng hòa tan, dạng keo và một phần dạng lơ lửng với sự tham gia của các VSV trong điều kiện hiếu khí.
Đơn vị đo: mgO2/l (mg/l)
- Hàm lượng oxi hòa tan (DO – Dissolved Oxygen)
Là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong quá trình xử lý sinh học hiếu khí.
Trong các công trình xử lý: DO không nhỏ hơn 2 mg/l
Đơn vị đo: mg/l
- Kim loại nặng và các chất độc hại
Ảnh hưởng đáng kể đến các quá trình xử lý, nhất là xử lý sinh học.
Các kim loại năng độc hại: Ni, Cu, Pb, Co, Cr, Hg, Cd, …
CÁC THÔNG SỐ CẦN THEO DÕI TRONG VẬN HÀNH HỆ THỐNG
- pH
pH = 6 – 8.5
- F/M (Food/Microorganism – tỉ số thức ăn trên vi sinh vật – tải sinh khối)
F/M thích hợp = 0.2 – 0.6
- DO (Dissolved Oxygen – Oxi hòa tan)
DO ³ 2 mg/l
CÔNG TY TNHH GP CN MÔI TRƯỜNG PHƯỚC TRÌNH tự tin là đơn vị thuộc tóp đầu Doanh nghiệp xử lý nước thải hiệu quả và chi phí thấp nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn. Chân thành cảm ơn Qúy khách hàng đã tin và sử dụng dịch vụ của chúng tôi.