CÁC ĐIỀU LƯU Ý KHI XÂY DỰNG BỂ LẮNG NGANG TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CÁC ĐIỀU LƯU Ý KHI XÂY DỰNG BỂ LẮNG NGANG TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CÁC ĐIỀU LƯU Ý KHI XÂY DỰNG BỂ LẮNG NGANG TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CÁC ĐIỀU LƯU Ý KHI XÂY DỰNG BỂ LẮNG NGANG TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CÁC ĐIỀU LƯU Ý KHI XÂY DỰNG BỂ LẮNG NGANG TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CÁC ĐIỀU LƯU Ý KHI XÂY DỰNG BỂ LẮNG NGANG TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG PHƯỚC TRÌNH

CÁC ĐIỀU LƯU Ý KHI XÂY DỰNG BỂ LẮNG NGANG TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Bể lắng ngang là bể có hình chữ nhật dài giúp giữ lại các tạp chất lơ lửng không hòa tan trong nước thải, chủ yếu là dạng hữu cơ. Khác với những chất vô cơ có dạng hạt riêng biệt rõ rệt, những phần tử hữu cơ là những bông cặn có hình dạng khác nhau. Do đó, quá trình lắng cặn trong nước thải diễn ra vô cùng phức tạp.

Cấu tạo bể lắng ngang

Bể lắng ngang có hình dạng chữ nhật dài trên mặt bằng. Tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều dài thường 1:4 và chiều sâu dưới 4m. Tỷ lệ giữa chiều sâu và chiều là 1:8-10.

Theo đó, cấu tạo của bể lắng ngang gồm có: tấm chắn, vách hướng dòng, máng tràn, ngăn thu bùn, xả bùn, thu gạt bùn, động cơ điện. Tấm bể chắn ở đầu bể làm nhiệm vụ phân phối đều nước vào bể. Tấm chắn ở cuối bể có tác dụng ngăn các chất nổi.

Nguyên lý hoạt động của bể lắng ngang

Nước thải được dẫn vào bể theo kênh và máng phân phối ngang với đập tràn thành mỏng đặt ở đầu bể theo chiều rộng. Đối diện ở cuối bể cũng có máng tương tự để thu nước. Tấm chắn nửa chìm nửa nổi cao hơn mặt nước 0,15 - 0,2m. Tấm chắn ở đầu bể đặt cách mép máng tràn chừng 0,5 - 1m và ngập chừng 0,5 - 1m để phân phối nước theo chiều sâu của bể. Tấm chắn ở cuối bể có tác dụng để ngăn các chất nổi. Nó được đặt cách đập tràn 0,25 - 0,5m và đặt dưới nước 0,25m. Để thu và xả các chất nổi người ta đặt một máng đặc biệt với đập tràn kề sát tấm chắn ở cuối bể.

Khi nước thải chuyển động với tốc độ nhỏ, các chất lơ lửng sẽ lắng xuống. Giữa phần công tác và phần bùn có lớp dâu trung gian chừng 0,4m. Chiều cao từ mặt nước tới đỉnh bể 0,25 - 0,40m. Đáy bể lắng khi gạt cặn bằng cơ giới nên xây dựng với độ dốc không dưới 0,01. Độ dốc nghiêng của tường hố tập trung cặn phải không dưới 45 độ. Không nên thiết kế bể lắng ngang với kiểu gạt bùn thủ công. Bởi, khi đó cặn trượt xuống hố tập trung.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lắng

Có nhiều yếu tố khác nhau làm ảnh hưởng đến quá trình lắng. Ví dụ, như lưu lượng nước thải, thời gian lưu nước thải trong bể hay tải trọng, khối lượng riêng của chất rắn lơ lửng. Trong đó, lượng cặn (dung tích) lắng xuống tùy thuộc vào nồng độ chất rắn lơ lửng và độ ẩm của cặn. Thời gian giữa hai lần xả cặn phải chọn tùy theo phương pháp xả và cấu tạo bể. Để tránh cặn bị thối rữa, thời gian đó nên chọn bằng 1 - 2 ngày. Khi xả cặn bằng cơ giới có thể chọn 4 giờ.

Lý thuyết cơ bản để tính toán bể lắng ngang

Với những giải thiết trên, có thể biểu thị tốc độ di chuyển của hạt lơ lửng trong bể theo phương đứng. Chúng chịu tác dụng của trọng lực và tốc độ di chuyển thẳng V của nước dọc theo bể. Quỹ đạo chuyển động của hạt ở đây hướng theo hai tốc độ đều và là một đường thẳng.

Hạt lơ lửng bắt đầu lắng từ thời điểm nước vào bể. Tất cả các hạt kịp lắng xuống đáy trong thời gian nước lưu lại trong bể. Tức là các hạt có quỹ đạo gặp với đáy bể thì sẽ giữ lại.

Khi lắng, một mặt diễn ra hiện tượng dính kết rồi tăng kích thước và trọng lượng. Kết quả là các phần tử tăng lên. Nguyên nhân của hiện tượng kết dính các phần tử là do sự keo tụ trọng lực. Tức là do sự va chạm và dính kết các phần tử có tốc độ lắng khác nhau và kích thước khác nhau. Mặt khác các phần tử còn lại có thể bị phá vỡ và tách ra rồi lắng xuống với tốc độ chậm. Hoặc chúng cũng có thể không lắng xuống mà lơ lửng với trọng lượng riêng nhỏ hơn hay xấp xỉ 1 đơn vị.

Các điều cần lưu ý khi xây dựng bể lắng ngang

Ở đầu bể sẽ lắng nhiều cặn với kích thước lớn hơn. Nước sẽ trong dần và lượng cặn cũng giảm đi theo chiều dài bể. Do đó, phải xây dựng hố tập trung cặn ở đầu bể. Để gạt bùn tập trung về hố cặn thường phải đặt các thanh gạt với thiết bị cơ giới. Cần có một lớp trung hòa h2. Nên chọn h2 = 0,3m cao hơn thanh gạt. Nếu không có thanh gạt phải chọn h2 = 0,5m.

Đáy bể phải xây dựng với tốc độ i ngược với hướng chảy. Chọn i = 0,01 - 0,02 khi có thanh gạt. Đồng thời, i >= 0,05 khi không có thanh gạt.

Xả cặn từ hố tập trung nhờ ống xả đường kính 150 - 200mm. Dưới áp lực thủy tĩnh không được dưới 1,5m. Bạn có thể sử dụng nhờ bơm hút hoặc bơm phun tia hay bơm hỗn hợp khí nước. Chiều cao từ mặt nước đến đỉnh tường bể h4 chọn không dưới 0,3m.

Kết luận

Trên đây là một số thông tin về bể lắng ngang trong xử lý nước thải. Hy vọng, với những chia sẻ bổ ích trên bạn sẽ có được cách xử lý phù hợp nhất. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp hãy liên hệ ngay với Môi trường Phước Trình để có được giải đáp nhanh chóng, chính xác nhất.

Thông tin liên hệ:

  • Văn phòng: 274/21/11 Nguyễn Văn Lượng, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP.HCM
  • Điện thoại: 0936 199 477
  • Website: moitruongphuoctrinh.com
  • E-mail: moitruongphuoctrinh@gmail.com
Phước Trình Copyright @ 2024. Phát triển bởi tltvietnam.vn
Online: 32 | Tổng: 635057
zalo
zalo
Nhắn tin messenger
Facebook