CÁC SỰ CỐ BÙN VI SINH HOẠT TÍNH VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CÁC SỰ CỐ BÙN VI SINH HOẠT TÍNH VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CÁC SỰ CỐ BÙN VI SINH HOẠT TÍNH VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CÁC SỰ CỐ BÙN VI SINH HOẠT TÍNH VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CÁC SỰ CỐ BÙN VI SINH HOẠT TÍNH VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CÁC SỰ CỐ BÙN VI SINH HOẠT TÍNH VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG PHƯỚC TRÌNH

CÁC SỰ CỐ BÙN VI SINH HOẠT TÍNH VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Bùn vi sinh hoạt tính là bùn sinh ra từ các hệ thống xử lý nước thải theo phương pháp sinh học. Trong bùn sinhh học có chứa các chủng vi sinh có lợi trong các công trình xử lý nước thải. Vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ trong nước thải làm chất dinh dưỡng, vì thể sẽ loại bỏ các chất hữu cơ độc hại ra khỏi nguồn nước.

Vi khuẩn là những nhóm vi sinh vật quan trọng nhất trong việc phân hủy các hợp chất hữu cơ và là thành phần cấu tạo chủ yếu của bùn hoạt tính. Bản chất của hợp chất hữu cơ trong nước thải sẽ xác định loại vi khuẩn nào là chủ đạo.Nước thải chứa protein sẽ kích thích các loài Alcaligenes, Flavobacterrium và Bacilus phát triển. Trong khi đó, nếu nước thải chứa hydrat cacbon hoặc cacbua hydro thì kích thích Pseudomonas.

Bùn vi sinh bao gồm 3 dạng là bùn vi sinh hoạt tính hiếu khí, bùn vi sinh thiếu khí và bùn vi sinh kỵ khí. Đối với từng loại nước thải khác nhau thì đặc tính của bông bùn, màu bùn sẽ khác nhau, bài viết sau sẽ nói về các đặc điểm chung của 3 loại bùn trên.

Đặc điểm của bùn vi sinh hiếu khí (Aerotank):

Đặc điểm: bùn có màu vàng nâu

Trạng thái: bùn lơ lửng,dạng hỗn dịch khi bắt đầu lằng thì bùn có hiện tượng tạo bông bùn.

Bùn hoạt tính sau khi tắt sục khí, khuấy trộn thì các bông bùn được hình thành, các bông bùn do vi sinh kết hợp lại với nhau tại thành 1 khối có khối lượng riêng nặng hơn nước nên các bông bùn sẽ lắng xuống. nước trong là nước sau xử lý.Đặc điểm bùn vi sinh hoạt tính thiếu khí:

Bùn vi sinh thiếu khí có màu nâu xẫm hơn so với bùn vi sinh hiếu khí.

Bông bùn vi sinh thiếu khí to hơn so với bùn vi sinh hiếu khí;

Tốc độ lắng của bùn vi sinh thiếu khí cũng nhanh hơn bùn vi sinh hiếu khí

Nếu bạn quan sát kỹ bông bùn tại bể vi sinh thiếu khí thì trong bông bùn có các bọt khí nằm bên trong bông bùn. Sau thời gian lắng khoảng 30 phút thì các bọt khí này lớn dần và kéo các bông bùn nổi lên trên bề mặt.

Khi dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ hoặc thổi các bông bùn thì các bông bùn vợ ra và tạo thành các bọt khí. Các bọt khí này là khí Nito (NO2­), là khí trơ, không có màu, không mùi và không vị.Đặc điểm của bùn vi sinh kỵ khí:

Bùn vi sinh kỵ khí có màu đen, bùn kỵ khí được chia làm 2 loại là bùn kỵ khí lơ lửng (kỵ khí tiếp xúc) và bùn hạt (bùn kỵ khí dòng chảy ngược UASB).

Bùn hạt có đặt điểm là bông bùn to, lắng nhanh, bùn có dạng hạt , bùn hạt càng lớn thì cho thấy vi sinh vật phát triển tốt.

Bùn kỵ khí tiếp xúc được là nhờ có máy khuấy trộn tạo thành dòng lơ lửng trong bể kỵ khí.

Đặc điểm để nhận biết nhất của kỵ khí là khi chúng ta cho bùn kỵ khí vào dụng cụ chứa (chai, can,…) thì sau 1 -2 ngày thì các chai, can đựng mẫu phồng lên, do khí meetan từ bùn kỵ khí tạo thành, khi đốt khí tạo ra từ bùn kỵ sẽ có ngọn lửa màu xanh đặt trưng.

Sự cố bùn vi sinh thường gặp và cách khắc phục:

1. Sự cố bông bùn vi sinh:

Nguyên nhân:

– Những vi sinh vật sợi bành trướng khỏi bông bùn, chỉ số SVI > 100

– DO thấp, pH thấp( pH < 6) nên ức chế vi khuẩn hình thành bông bùn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh dạng sợi phát triển.

– Chất dinh dưỡng không cân bằng

Các khắc phục:

– Điều chỉnh cân bằng chất dinh dưỡng để tỷ lệ BOD so với chất dinh dưỡng không hơn 100mg/l BOD : 5mg/l tổng Nitơ : 1mg/l Photpho : 0,5 mg/l sắt.

– Thêm 10- 50 mg/l clo hoặc 50-200 mg/l hydrogen peroxide cho đến khí SVI xuống dưới 150

– Điều chỉnh thời gian lưu bùn

– Tăng tỷ lệ tuần hoàn bùn

– Nâng DO trong bể hiếu khí lớn hơn 1mg/l

– Nâng pH đến 7

2. Sự cố lên bùn vi sinh:

Nguyên nhân: Việc khử nitrate quá mức làm thiếu oxy, trong bể lắng đợt hai tạo ra những bóng khí nitơ bám dính với những bông bùn hoạt tính và nổi lên trên bề mặt bể lắng.

Cách khắc phục:

– Kiểm tra nồng độ nitrate trong nước thải đầu vào của bể lắng.

+ Tăng tỷ lệ bùn tuần hoàn

+ Tăng DO trong bể hiếu khí

+ Giảm SRT

3. Sự cố bọt và váng

Nguyên nhân: Nước thải chứa nhiều chất hoạt động bề mặt.

Cách khắc phục:

– Kiểm tra hệ thống tuần hoàn bùn

– Tắt sục khí bể vi sinh hiếu khí và máy khuấy tại bể vi sinh thiếu khí

– F/M cao

– Bọt loại 2: bọt có màu trắng/nâu. Để bể vi sinh lắng khuấy 45phút tới 1 tiếng sau đó bơm nước sau lắng.

4. Sự cố bùn mịn, lắng chậm, nước thải sau 30 phút có màu vàng.

Nguyên nhân:

- Gây ra hiện tượng bùn mịn, lắng chậm:

- Bùn vi sinh hoạt tính (bùn mịn) do vi sinh vật thiếu thức ăn (chất hữu cơ). Vi sinh vật thiếu thức ăn nên bùn vi sinh không phát triển, bùn rất mịn.

Cách khắc phục hiện tượng bùn mịn, lắng chậm:

- Tăng tải lượng (lượng thức ăn) cho vi sinh vật bằng cách:

- Tăng lưu lượng nước cần xử lý

- Bổ sung thêm các chất hữu cơ tự nhiên cho vi sinh vật phát triển.

5. Sự cố bọt màu trắng, nổi bọt to có bùn trên bề mặt các bọt nổi, bùn màu nâu đen.

Nguyên nhân: Vi sinh vật bị chết, lượng vi sinh vật này tiết ra các chất nồng, hình thành các bọt khí trên bề mặt, bùn vi sinh hoạt tính bí chết sẽ bám lên các bọt khi đó.

Các khắc phục: Tắt sục khí để lắng 1 tiếng, tiến hành bơm nước thải ra. Bơm nước thải sạch vào bề Aerotank sục khí 30 phút và để lắng, tiếp tục bơm ra.

6. Sự cố bùn vón cục:

Nguyên nhân: Bùn lưu trong bể lắng quá lâu và xảy ra hiện tượng khử nitrat hóa. Khí Nitơ tích tụ trong bùn và đẩy bùn nổi lên trên bề mặt.

Cách khắc phục: Tăng lượng bùn tuần hoàn, điều chỉnh thời gian lưu bùn.

Ngoài các sự cố bùn vi sinh nếu trên còn có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến việc xử lý nước thải không đạt, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và cải tạo hệ thống xử lý nước thải của bạn.

Phước Trình Copyright @ 2024. Phát triển bởi tltvietnam.vn
Online: 158 | Tổng: 623523
zalo
zalo
Nhắn tin messenger
Facebook