CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI AAO HAY SBR HIỆU QUẢ HƠN?

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI AAO HAY SBR HIỆU QUẢ HƠN?

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI AAO HAY SBR HIỆU QUẢ HƠN?

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI AAO HAY SBR HIỆU QUẢ HƠN?

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI AAO HAY SBR HIỆU QUẢ HƠN?
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI AAO HAY SBR HIỆU QUẢ HƠN?
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG PHƯỚC TRÌNH

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI AAO HAY SBR HIỆU QUẢ HƠN?

Công nghệ xử lý nước thải AAO hay SBR hiệu quả hơn là một trong những thắc mắc lớn nhất của các doanh nghiệp. Đây là hai công nghệ xử lý nước thải sinh học được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Tuy nhiên, nói về độ hiệu quả, phù hợp của hai công nghệ này thì không phải doanh nghiệp nào cũng khẳng định được. Trong bài viết này, hãy cùng Môi trường Phước Trình đi tìm hiểu câu trả lời cho thắc mắc này nhé!

Công nghệ xử lý nước thải SBR

Công nghệ SBR hay còn gọi là công nghệ bùn sinh học hiếu khí xử lý nước thải. SBR là cụm từ viết tắt của Sequencing Batch Reactor. Đây là quy trình xử lý nước thải bằng cách chia nhỏ nguồn nước thải và xử lý từng mẻ liên tục theo chu kì. Quy trình xử lý này được gói gọn trong một bể phản ứng duy nhất và được vận hàn hoàn toàn tự động.

Nguyên lý hoạt động của công nghệ SBR

Nước thải được sử dụng bằng công nghệ SBR sẽ trải qua các giai đoạn vận hành như sau:

  • Nạp đầy nước thải
  • Cung cấp các chất dinh dưỡng (Nito, Photpho). Các thành phần này được bơm định lượng vào bể xử lý để tạo nguồn sinh dưỡng thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động.
  • Giai đoạn tiếp theo, máy sục khí sẽ hoạt động. Quá trình oxy hóa xảy ra để xử lý các chất hữu cơ ô nhiễm trong nước thải.
  • Giai tiếp đến là giai đoạn lắng. Nước thải sau khi xử lý sinh học thiếu khí sẽ được để lắng tại bể từ 1 đến 2 giờ.
  • Tiếp đó, nước thải trong ở phía trên sẽ được bơm chuyên dụng bơm sang bể khử trùng để xử lý tiếp. Phần bùn lắng ở dưới đáy bể được lưu lại và bổ sung lượng vi sinh thiếu hụt trong quá trình xử lý để xử lý tiếp.
  • Nước thải từ hố thu gom lại tiếp tục được bơm vào bể và lặp lại vòng quay xử lý tương tự. Đối với một số hệ thống SBR cải tiến sau này, bể sẽ được bổ sung thêm một ngăn thiếu khí trước khi nước thải đi vào bể SBR. Thiết kế này nhằm bổ sung thêm quá trình khử Nito triệt để hơn.

Ưu điểm của công nghệ xử lý SBR

  • Kết cấu đơn giản.
  • Giảm đòi hỏi về nhân lực vận hành.
  • Thiết kế chắc chắn.
  • Có thể dễ dàng mở rộng thêm khi quy mô sản xuất tăng lên với nhiều nước thải hơn.
  • Hiệu quả xử lý chất ô nhiễm cao, khả năng khử N, P cực tốt.
  • Cạnh tranh về giá xây dựng và vận hành.

Nhược điểm của công nghệ SBR

Mặc dù mang đến nhiều ưu điểm vượt trội. Nhưng công nghệ SBR xử lý nước thải vẫn có những nhược điểm nhất định. Điển hình như việc vận hành khá phức tạp, yêu cầu người vận hành phải có trình độ chuyên môn tốt. Hệ thống thổi khí trong bể dễ bị tắc do bùn lắng đọng.

Công nghệ xử lý nước thải AAO

AAO là công nghệ xử lý sinh học sử dụng nhiều hệ vi sinh kết hợp. Bao gồm hệ vi sinh vật kỵ, thiếu khí và hiếu khí. Trong đó, AAO chính là từ viết tắt của Anaerobic (kỵ khí) - Anoxic (thiếu khí) - Oxic (hiếu khí). Các chất hữu cơ, vô cơ có trong nước thải chính là nguồn dinh dưỡng để các vi sinh vật phát triển. Từ đó phân giải hết các chất ô nhiễm, trả lại nguồn nước chất lượng.

Nguyên lý xử lý AAO

Nước thải sẽ được xử lý triệt các chất ô nhiễm thông qua quá trình xử lý 4 bước. Cụ thể:

  • Xử lý kỵ khí: Giúp khử hydrocacbon, kết tủa kim loại nặng, photpho, khử Clo.
  • Xử lý thiếu khí: Giúp khử NO3 thành N2 bay hơi và tiếp tục giảm nồng độ BOD, COD.
  • Xử lý hiếu khí: Chuyển hóa NH4 thành NO3 bay hơi, khử BOD, COD, sunfua ô nhiễm còn lại.
  • Tiệt trùng: Sử dụng phương pháp lọc vi lọc hoặc hóa chất (thường là vôi sống) để khử các vi trùng gây bệnh.

Ưu điểm của phương pháp AAO

  • Chi phí vận hành thấp.
  • Có thể di dời hệ thống.
  • Khi mở rộng quy mô, tăng công suất có thể mở rộng thêm mà không phải xây mới.

Nhược điểm của công nghệ AAO

  • Tốn diện tích xây dựng.
  • Sử dụng kết hợp nhiều hệ vi sinh trong khi hệ thống vi sinh nhạy cảm, dễ ảnh hưởng lẫn nhau. Vì vậy chúng đòi hỏi khả năng vận hành của công nhân kỹ thuật cao.

Công nghệ xử lý nước thải AAO hay SBR hiệu quả hơn?

Công nghệ xử lý nước thải AAO hay SBR hiệu quả hơn còn phù thuộc vào từng trường hợp sử dụng. Với những doanh nghiệp sản xuất cố định, sử dụng hệ thống SBR sẽ vận hành đơn giản và ít tốn kém hơn. Diện tích xây dựng cũng không cần nhiều. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp sản xuất không cố định, việc sử dụng AAO sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Chi phí vận hành cũng hiệu quả hơn. Việc sử dụng nhiều hệ sinh vật vi sinh cũng giúp xử lý nguồn nước chất lượng hơn. Tuy nhiên đi kèm với đó là yêu cầu kỹ thuật cao, tốn diện tích xây dựng hơn.

Nhìn chung, mỗi một công nghệ xử lý sẽ có một ưu và nhược điểm riêng. Để biết được công nghệ xử lý nước thải AAO hay SBR hiệu quả hơn cho doanh nghiệp của mình, bạn nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia với những khảo sát thực tế. Có như vậy, việc vận hành mới đảm bảo hiệu quả cho các chủ đầu tư.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cơ sở cung giải pháp xử lý nước thải. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng đảm bảo chất lượng. Nếu bạn đang tìm địa chỉ cung cấp giải pháp xử lý nước thải uy tín, hãy liên hệ với chúng tôi. Hãy để Môi trường Phước Trình đồng hành cùng bạn. Chúng tôi tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng nhất trên thị trường cho gia đình bạn.

Phước Trình Copyright @ 2024. Phát triển bởi tltvietnam.vn
Online: 13 | Tổng: 604177
zalo
zalo
Nhắn tin messenger
Facebook