CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN MÌ ĂN LIỀN
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN MÌ ĂN LIỀN
Với nhịp sống hối hả như hiện nay, việc sử dụng các thực phẩm chế biến nhanh lẹ như mì ăn liền đang được người dân sử dụng khá nhiều. Các công ty sản xuất mì ăn liền đã xuất hiện tràn ngập trên thị trường lương thực thực phẩm như: MILIKET, COLUSA, VỊ HƯƠNG, BÌNH TÂY… Và đã có mặt trên thị trường các nước thuộc khu vực Động Nam Á và Đông Âu. Không thể chối bỏ lợi ích mà ngành công nghiệp này đem lại. Như góp phần tăng ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, … Song vấn đề ô nhiễm môi trường từ ngành chế biến mì ăn liền là một vấn đề đáng quan tâm.
Quy trình chế biến mì ăn liền
Nguồn gốc, tính chất nước thải ngành chế biến mì ăn liền
Tùy thuộc vào công đoạn sản xuất mà nước thải có tính chất khác nhau:
Công đoạn sản xuất mì: nước thải từ quá trình vệ sinh máy móc, dụng cụ chứa nhiều tinh bột, dầu thải từ quá trình chiên (dầu Shorterning).
Công đoạn chế biến các gia vị: Nước thải phát sinh từ các khâu rửa nguyên liệu nấu sa tế, nước súp… Chủ yếu là vệ sinh máy móc, thiết bị sau mỗi lượt nấu.
Bảng tính chất nước thải chế biến mì ăn liền
>>> Cần lưu ý việc phân dòng nước thải xử lý sơ bộ trước khi dẫn vào hệ thống xử lý chung.
Đề xuất quy trình xử lý nước thải chế biến mì ăn liền
Quy trình xử lý nước thải chế biến mì ăn liền
Thuyết minh quy trình xử lý nước thải chế biến mì ăn liền
Nước thải chứa dầu qua song chắn rác tinh rồi qua bể tuyển nổi. Do nước thải có chứa dầu cao nên dùng bể tuyển nổi để loại bỏ dầu ra khỏi nước thải. Sau đó nước dẫn về bể điều hòa.
Nước thải không chứa dầu qua SCR tinh về hố thu gom rồi mới được dẫn về bể điều hòa. Bể điều hòa có xáo trộn bằng hệ thống thiết bị thổi khí. Bể điều hòa làm nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và hòa trộn hai dòng nước thải lại với nhau. Sau đó nước được bơm lên bể sinh học dạng mẻ (SBR).
Trong bể SRB sử dụng máy sục khí cung cấp khí và xáo trộn. Máy sục khí thay cho máy và hệ thống đĩa thổi khí. Bể SBR hoạt động dạng mẻ gồm 4 pha: Nạp nước, sục khí, lắng, xả nước (Có thể có thêm pha chờ). Bể SBR có thể xử lý được cả COD, BOD, Nito, Phospho với hiệu suất cao. Do SBR có tích hợp luôn bể lắng nên không cần xây dựng thêm bể lắng. Nước sau khi xử lý ở bể SBR sẽ chảy qua bể trung gian. Sau đó, được bơm bơm lên cột lọc áp lực. Cột lọc áp lực dùng để loại bỏ phần chất ô nhiễm còn sót lại trong nước. Nước sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột B.
Phần bùn cặn thu được từ bể SBR sẽ dẫn về bể chứa bùn. Sau đó làm giảm độ ẩm bằng máy ép bùn. Phần nước thải từ quá trình ép bùn và nước rửa lọc được dẫn về bể điều hòa để xử lý đạt chuẩn.