CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ NHỮNG YÊU CẦU CẦN THIẾT
Công trình xử lý nước thải hoạt động theo quy trình và các yêu cầu cụ thể dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc liên quan. Cùng chúng tôi khám phá thông tin chi tiết để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Định nghĩa về xử lý nước thải
Xử lý nước thải là quá trình thay đổi thành phần và loại bỏ các chất độc hại có trong nước thải sinh hoạt và công nghiệp trước khi thải ra môi trường. Hoạt động này diễn ra trong quá trình sản xuất của các doanh nghiệp và nhà máy nơi nước thải được phát sinh. Lượng nước thải đầu vào cần được xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường như nước thải sinh hoạt; nước thải công nghiệp, nước thải y tế - bệnh viện. Nó đều có hàm lượng các chất ô nhiễm cao gây độc hại cho môi trường như hệ sinh vật và con người.
Vì vậy, hệ thống xử lý nước thải đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng. Nó được quy định bởi pháp luật cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất.
Tìm hiểu về công trình xử lý nước thải
Khái niệm
Công trình xử lý nước thải là khái niệm dùng để chỉ tổ hợp bao gồm các công trình, thiết bị được xây dựng dựa trên nguyên tắc liên kết chặt chẽ với nhau trên cùng 1 hệ thống. Mục đích chính là xử lý nước thải công nghiệp thành nước sạch theo một quy chuẩn.
Hiện nay, có 4 loại nước thải cơ bản cần được xây dựng công trình xử lý bao gồm:
- Nước thải sinh hoạt của người dân.
- Nước thải công nghiệp.
- Nguồn nước chảy tràn và thẩm lậu.
- Nước mưa.
Quy trình xử lý nước thải công nghiệp
- Xử lý cơ học: Mục tiêu chính của quy trình này là tách lọc rác, để lắng cát, tách dầu mỡ và các loại cặn bã khác ra khỏi hệ thống xử lý nước thải.
- Xử lý hóa học: Trung hòa lượng pH trong nước sao cho đạt tiêu chuẩn quy định. Tiến hành các phương pháp keo tụ, tạo bông để thu gom các chất hữu cơ; chất vô cơ lơ lửng ra khỏi nước. Loại bỏ cặn, bụi kim loại, vi sinh vật tồn tại trong nước thải.
- Sinh học: Mục đích chính là loại bỏ các thành phần gây ô nhiễm hữu cơ trong nước thải bằng việc sử dụng các loại vi khuẩn kỵ khí, hiếu khí và thiếu khí.
- Quy trình lọc nước: Loại bỏ các tạp chất còn sót lại trong nước. Mức độ lọc tùy thuộc vào quy định chất lượng nguồn nước xả thải của các công trình.
Sau khi loại bỏ được các thành phần ô nhiễm nước thải, chất lượng nguồn nước này sẽ đạt tiêu chuẩn quy định của bộ tài nguyên môi trường và có thể xả thẳng ra nguồn tiếp nhận.
Các tiêu chí chính của một công trình xử lý nước thải
Một công trình xử lý nước thải cần phải đáp ứng rất nhiều các tiêu chí khác nhau nhưng trong đó bao gồm 3 tiêu chí chính như sau:
Yêu cầu về kỹ thuật
- Hiệu quả xử lý nước thải
Mục đích chính của tất cả các công trình xử lý nước thải chính là chất lượng nước sau quá trình xử lý nước thải có đáp ứng được các quy chuẩn môi trường hiện nay hay không? Vì vậy, đây là tiêu chí quan trọng nhất cần được quan tâm khi đánh giá các công trình xử lý nước thải.
- Tính bền vững và ổn định của công trình
Kết cấu công trình cùng với hệ thống trang thiết bị trong đó cần phải có tính ổn định cao. Như vậy mới có khả năng làm việc với cường độ lớn và trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Đây là một trong những yêu cầu kỹ thuật rất quan trọng đối với các công trình.
- Khả năng mở rộng, cải tiến module
Theo thời gian, cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp, cư dân sẽ khiến cho lượng nước thải liên tục tăng lên. Khi đó, cần phải mở rộng quy mô và công suất hoạt động của các thiết bị. Chính vì vậy, khi xây dựng 1 công trình xử lý, cần phải tính toán đến khả năng tăng lưu lượng nước xử lý mà các yếu tố kỹ thuật vẫn đảm bảo hoạt động ổn định.
Thi công và vận hành đơn giản, dễ dàng: Mức độ hiện đại và tự động hóa sẽ giúp người dùng tiết kiệm thời gian, giảm chi phí nhân nhân; tăng hiệu quả xử lý hệ thống. Đây là một trong những kỹ thuật quan trọng của các dự án này.
Yêu cầu về kinh phí của công trình xử lý nước thải
Chi phí xây dựng và lắp đặt các thiết bị trong công trình bao gồm: Chi phí nhân công lao động, chi phí nguyên vật liệu; chi phí trang thiết bị và tiền vận chuyển. Các hoạt động, bảo trì và sửa chữa của công trình xử lý nước thải gồm có: Chi phí điện năng, nguồn nước; hóa chất sử dụng, chi trả lương nhân công.
Nhìn chung, nếu một mô hình xử lý nước thải có thể giúp bạn tiết kiệm được chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động thì đó là công trình đạt yêu cầu. Ngược lại, những công trình gây tốn kém tài chính và không mang lại lợi ích cao trong việc xử lý nước cần phải được xem xét và cải tiến lại.
Yêu cầu về môi trường của công trình xử lý nước thải
Khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chắc chắn sẽ phải sử dụng một diện tích đất nhất định. Tuy nhiên, nên lựa chọn mô hình ít chiếm dụng đất hơn. Bởi đây chính là cách tiết kiệm tài nguyên đất và bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên.
- Mức độ sử dụng năng lượng và tài nguyên tự nhiên
Sử dụng càng ít năng lượng và tài nguyên thiên nhiên trong quá trình vận hành. Nó sẽ giúp hạn chế nguy cơ phát sinh các loại rác thải thứ cấp trong môi trường.
- Khả năng tái sử dụng
Nguồn nước thải ra có thể tận dụng được để tưới cây, vệ sinh nhà xưởng, rửa đường. Nó sẽ góp phần giúp tiết kiệm tài nguyên và thân thiện với môi trường hơn.
Ngoài ra, khi đánh giá về công trình xử lý cần phải quan sát mức độ rủi ro và nguy cơ xảy ra sự cố của chúng. Bởi nếu thường xuyên phát sinh các rủi ro bất thường khi vận hành sẽ gây ảnh hưởng không hề nhỏ tới môi trường sinh thái.
- Khả năng xử lý triệt để
Ngoài việc xử lý nước thải để đạt tiêu chuẩn quy định của các cơ quan chức năng trước khi xả thải ra môi trường thì bạn cũng cần phải quan tâm đến việc xử lý bùn thải; khí thải xem có triệt để hay không? Bởi đây cũng là yếu tố ô nhiễm phát sinh tại rất nhiều các công trình hiện nay.
Kết luận
Mong rằng những thông tin mà chúng tôi mang tới đã giúp các bạn cập nhật được các kiến thức trong lĩnh vực này. Từ đó, chủ động xây dựng mô hình công trình xử lý nước thải phù hợp nhất. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập trang chủ của Môi trường Phước Trình hoặc liên hệ với chúng để được tư vấn miễn phí.