GIẢI PHÁP TỐI ƯU XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT BỘT CÁ

GIẢI PHÁP TỐI ƯU XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT BỘT CÁ

GIẢI PHÁP TỐI ƯU XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT BỘT CÁ

GIẢI PHÁP TỐI ƯU XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT BỘT CÁ

GIẢI PHÁP TỐI ƯU XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT BỘT CÁ
GIẢI PHÁP TỐI ƯU XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT BỘT CÁ
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG PHƯỚC TRÌNH

GIẢI PHÁP TỐI ƯU XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT BỘT CÁ

Ô nhiễm môi trường từ chế biến thủy sản nói chung và sản xuất bột cá nói riêng, chủ yếu do công nghệ lạc hậu. Chi phí vận hành cho xử lý nước thải khoảng 3000 đồng/ m3. Chi phí xử lý ô nhiễm cho 1 tấn sản phẩm là khoảng 500.000 đồng. Đó là nguyên nhân làm tình trạng ô nhiễm, bốc mùi hôi thối tại các cơ sở sản xuất thủy sản ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khỏe cộng đồng. Chính vì vậy doanh nghiệp buộc phải có biện pháp xử  lý nước thải thủy sản do đó nhiều doanh nghiệp đã không chú trọng đến vấn đề xử lý nước thải ra môi trường.

Bột cá được sử dụng như một nguồn protein chính trong thức ăn chăn nuôi – phổ biến nhất là gà, lợn, tôm và cá. Sản xuất bột cá là lấy nước khỏi nguyên liệu thô, đồng thời tách dầu cá ra khỏi nguyên liệu.

Quy trình sản xuất bột cá:

Cá tươi có tính chất như một dạng thạch, trong đó nước và dầu đều chứa trong tế bào cá, vì vậy hấp giúp phá vỡ cấu trúc tế bào cá.

Ép giúp lấy nước dịch cá và dầu cá ra khỏi phần mô và xương.

Sấy là làm khô bột cá, độ ẩm của cá tại cửa ra 6-10 %, tốt nhất là 8%.

Làm nguội giúp bột cá chống lại quá trình oxi hóa và cháy vì không thoát được nhiệt ra bên ngoài.

THÀNH PHẦN, TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI SẢN XUẤT BỘT CÁ

Thành phần của nước thải sản xuất bột cá thường là vảy cá, mỡ, máu…  vì vậy nước thải thủy sản rất giàu hữu cơ dễ phân hủy như cacbonhydrat, protein, chất béo. Hàm lượng COD, BOD5, rất rắn lở lững, tổng nito và phospho cao. Đặc biệt, lượng mỡ trong quá trình sản xuất bột cá là rất lớn.

QCVN11-MT:2015/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến thủy sản. Nước thải sản xuất bột cá phải thỏa mãn được qui chuẩn này.

Giá trị C để làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải chế biến thủy sản.

Cột A Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải chế biến thủy sản khi xả ra nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Cột B Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải chế biến thủy sản khi xả ra nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

STT Thông số Đơn vị Giá trị C
A B
1 pH   6-9 5.5-9
2 BOD5 Ở 200C mg/l 30 50
3 COD mg/l 75 150
4 Tổng chất rắn lơ lửng mg/l 50 100
5 Amoni (NH4 + tính theo N) mg/l 10 20
6 Tổng nitơ (tính theo N) mg/l 30 60
7 Tổng phốt pho (tính theo P) mg/l 10 20
8 Tổng dầu, mỡ động thực vật mg/l 10 20
9 Clo dư mg/l 1 2
10 Tổng Coliforms MNP hoặc CFU/ 100ml 3000 5000

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

THUYẾT MINH QUY TRÌNH 

Công nghệ AAO gồm 4 quá trình chính:

  • Quá trình Anaerobic (Quá trình kỵ khí)
  • Quá trình Anoxic (Thiếu khí)
  • Quá trình khử Nitrat
  • Quá trình Oxic (Hiếu khí)

Quá trình Anaerobic (Quá trình kỵ khí):

Quá trình phân hủy chất hữu cơ của hệ vi sinh vật kỵ khí có thể đơn giản hóa

quá trình phân hủy kỵ khí bằng các phương trình hóa học như sau:

– Chất hữu cơ + VK kỵ khí → CO2 + H2S + CH4 + các chất khác + năng lượng

– Chất hữu cơ + VK kỵ khí + năng lượng → C5H7O2N (Tế bào vi khuẩn mới)

Hỗn hợp khí sinh ra thường được gọi là khí sinh học hay biogas.

Quá trình Anoxic (Thiếu khí)

Hệ vi sinh vật thiếu khí phát triển xử lý N và P thông qua quá trình Nitrat hóa và Photphoril.

Quá trình khử Nitrat

quá trình khử nitrat-nitrogen thành khí nitơ, nito oxit N2O hay NO, được thực hiện trong môi trường thiếu khí.

Quá trình Oxic (Hiếu khí)

Vi sinh vật hiếu khí sẽ sử dụng oxy hòa tan có trong nước để phân giải chất hữu cơ (chất ô nhiễm cần xử lý, khử nitrat thành N2 và thải vào không khí.

Công nghệ xử lý nước thải MBBR (Moving bed bioreactor): là quá trình xử lý nhân tạo trong đó sử dụng các vật liệu làm giá thể cho vi sinh dính bám vào để sinh trưởng và phát triển, là sự kết hợp giữa Aerotank truyền thống và lọc sinh học hiếu khí.

Tại bể điều hòa, máy khuấy trộn chìm sẽ hòa trộn đồng đều nước thải, ngăn hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu, điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào.

Trong sản xuất bột cá, mỡ là thành phần lơ lững có nhiều trong nước thải sau khi qua giai đoạn ép mỡ. vì vậy bể tách mỡ có tác dụng loại bỏ thành phần chất rắn lơ lửng do mỡ cá gây ra.

Nước thải được dẫn qua cụm bể anoxic (bể sinh học thiếu khí). Tại đây, xảy ra 3 quá trình đầu của AAO là quá trình Anaerobic (Quá trình kỵ khí), quá trình Anoxic (Thiếu khí), quá trình khử Nitrat. Các chất hữu cơ chuyển về dạng đơn giản hơn, P và N được xử lý thông qua quá trình Nitrat hóa và Photphoril.

Tiếp theo, nước thải được dẫn qua MBBR, Tại đây diễn ra quá trình Oxic, xử lý triệt để các hợp chất hữu cơ, khử nitrat thành N2 và thải vào không khí.

Sự kết hợp giữa công nghệ AAO và MBBR sẽ làm cho mật độ vi sinh ngày càng gia tăng do đó hiệu quả xử lý ngày càng cao.

ƯU ĐIỂM CỦA CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT BỘT CÁ

– Chịu được tải trọng hữu cơ cao, 2000 ÷ 10000 gBOD/m³ngày, 2000 ÷ 15000 gCOD/m³.ngày.

– Hiệu suất xử lý BOD lên đến 90%.

– Loại bỏ được Nitơ trong nước thải.

– Tiết kiệm được diện tích.

– Dễ dàng vận hành.

Phước Trình Copyright @ 2024. Phát triển bởi tltvietnam.vn
Online: 7 | Tổng: 634873
zalo
zalo
Nhắn tin messenger
Facebook