GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ? 02 ĐỐI TƯỢNG PHẢI CÓ GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ? 02 ĐỐI TƯỢNG PHẢI CÓ GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ? 02 ĐỐI TƯỢNG PHẢI CÓ GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ? 02 ĐỐI TƯỢNG PHẢI CÓ GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ? 02 ĐỐI TƯỢNG PHẢI CÓ GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ? 02 ĐỐI TƯỢNG PHẢI CÓ GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG PHƯỚC TRÌNH

GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ? 02 ĐỐI TƯỢNG PHẢI CÓ GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Giấy phép môi trường là gì?

Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

(Khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020)

Về cơ bản, Giấy phép môi trường bao gồm một số nội dung cụ thể (khoản 1 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020)

- Thứ nhất, cần phải có những nội dung cơ bản thiết yếu nhất có liên quan đến các dự án để làm cơ sở nhận xét vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, những thông tin chung về dự án theo yêu cầu.

- Thứ hai, cấp phép môi trường bao gồm một số nội dụng cụ thể:

+ Nguồn phát sinh nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; dòng nước thải; để xác định địa điểm xả nước thải tốt nhất, tránh gây ô nhiễm môi trường, có thể kể đến như một số nơi ít hoặc không có dân cư sinh sống để tránh ảnh hưởng đến người dân và môi trường sống cần phải xác định nguồn phát sinh nước thải và lượng nước thải tối đa.

+ Ở những nơi đông dân cư hay thậm chí là ở những khu vực ít dân cư sinh sống, nếu tiếng ồn quá to hoặc độ rung lắc quá mạnh sẽ ảnh hưởng đến người dân, thậm chí là ảnh hưởng nhiều đến môi trường xung quanh, cây cối, sinh vật và môi trường sống, chính bởi vậy mà  cần phải xác định được nguồn phát sinh tiếng ồn và giới hạn tiếng ồn, độ rung.

+ Những chất thải ra môi trường phải được xác định cụ thể và phải nằm trong quy định của pháp luật cho phép để tránh ảnh hưởng đến môi trường nên cần nên cần phải được xây dựng các hệ thống xử lý cụ thể trước khi thải ra môi trường.

+ Loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất. Khi sử dụng phế liệu cần phải lưu ý rằng không phải loại phế liệu nào cũng có thể sử dụng được bởi nó không những gây nguy hiểm cho công trình mà còn ảnh hưởng rất lớn đến môi trường trường.

+ Loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư, có sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất. Khi sử dụng phế liệu cần phải lưu ý rằng không phải loại phế liệu nào cũng có thể sử dụng được bởi nó không những gây nguy hiểm cho công trình mà còn ảnh hưởng rất lớn đến môi trường.

- Về yêu cầu bảo vệ môi trường được quy định cụ thể:

+ Cần thiết phải đầu tư các biện pháp thu gom và đồng thời xử lý nước thải, khí thải, giảm thiểu tiếng ồn, độ rung nếu nước thải xả vào công trình thủy lợi phải có yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với nguồn nước.

+ Đặc biệt phải có kho, bãi để lưu giữ phế liệu theo quy định; hệ thống tái chế; xử lý tạp chất; để đảm bảo có ít nhất số lượng phế liệu ảnh hưởng xấu tới môi trường.

+ Để đề phòng những trường hợp bất ngờ, những trường hợp không thể lường trước được cần có kế hoạch giám sát, phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, trang bị những trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó khi xảy ra trên thực tế.

+ Quản lý chặt chẽ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, quan tâm đặc biệt đến việc cải tạo, phục hồi môi trường; bồi hoàn đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật;

+ Một số yêu cầu khác về bảo vệ môi trường (nếu có) để thêm phần chắc chắn, uy tín đối với việc xây dựng công trình.

Đối với yêu cầu bảo vệ môi trường, cần thiết phải đưa ra biện pháp tối ưu nhất để bảo vệ môi trường, quản lý các chất thải ra từ chất lỏng, rắn đến khí bởi bất kỳ một chất độc hại nào khi được thải ra môi trường cũng đều làm ảnh hưởng xấu tới môi trường sống. Cần phải có biện pháp cụ thể như xây dựng kho bãi phế liệu theo quy định, có hệ thống xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh an toàn trước khi thải ra môi trường, có kế hoạch phòng ngừa trong một số trường hợp khẩn cấp hoặc trường hợp bất ngờ.

Tại sao phải làm giấy phép môi trường?

Giấy phép môi trường được coi là một sự quản lý thống nhất và mang tính pháp lý đối với việc theo dõi, kiểm tra, thanh tra các hoạt động bảo vệ môi trường của các dự án trong giai đoạn triển khai (xây dựng, vận hành,...), vận hành thí điểm, vận hành thương mại và vận hành các cơ sở sản xuất, vận hành, dịch vụ, dụng cụ. Do đó, tầm quan trọng của nó đối với môi trường là rất lớn. Vì vậy, trong trường hợp pháp luật quy định phải xin giấy phép về môi trường để đảm bảo việc sản xuất, vận hành và xây dựng không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh.

Để làm giấy phép môi trường cần phải trải qua một số bước cụ thể (Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2020)

- Bước 1: Chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Hồ sơ có thể được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Hồ sơ gồm:

+ Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường, văn bản đề nghị với mục đích đề nghị được cơ quan có thẩm quyền cấp phép để thực hiện dự án trước pháp luật.

+ Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, như đã đề cập, đây chính là nguồn đảm bảo nhất cho việc cấp phép và thực hiện dự án sau này, cơ quan có thẩm quyền sẽ dựa vào bản báo cáo này để xem xét, đánh giá chất lượng và đưa ra quyết định có cấp phép hay không

+ Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.

- Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường sẽ tổ chức tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền cấp phép sẽ yêu cầu người đề nghị cấp phép sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, nếu hồ sơ đã hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền cấp phép môi trường cho người đề nghị cấp phép.

+ Công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, trừ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; tham vấn ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Việc công khai nội dung cấp phép giúp cho không chỉ các cơ quan chức năng địa phương mà cả người dân có thể giám sát được hoạt động của dự án để có biện pháp xử lý khi vi phạm.

+ Kiểm tra thực tế thông tin dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; tổ chức việc thẩm định, cấp giấy phép môi trường. Bến cạnh đó cơ quan có thẩm quyền cần trực tiếp xuống kiểm tra dự án để đảm bảo rằng sẽ không có bất lợi gì cho môi trường trước khi đưa dự án vào hoạt động.

+ Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và thông báo kết quả được thực hiện trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở.

- Bước 3: Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản và đạt được sự đồng thuận của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó trước khi cấp giấy phép môi trường.

- Bước 4: Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu sản xuấ, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đó trước khi cấp giấy phép môi trường.

Đối tượng phải có giấy phép môi trường

Các đối tượng sau đây phải có giấy phép môi trường:

- Đối tượng 1: Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.

Các đối tượng trên mà thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.

- Đối tượng 2: Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như đối tượng 1.

(Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020)

Thời hạn của giấy phép môi trường

Thời hạn của giấy phép môi trường được quy định như sau:

- 07 năm đối với dự án đầu tư nhóm I;

- 07 năm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I;

- 10 năm đối với đối tượng không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020;

- Thời hạn của giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020 theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp (sau đây gọi chung là chủ dự án đầu tư, cơ sở).

(Khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020)

Hồ sơ, trình tự đề nghị cấp giấy phép môi trường

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường

- Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường;

- Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường;

- Tài liệu pháp lý và kỹ thuật  khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.

Trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường

- Chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 41 của Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;

- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ;

Công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, trừ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; tham vấn ý kiến của cơ quan, tổ chức, các nhân có liên quan;

Kiểm tra thực tế thông tin dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; tổ chức việc thẩm định, cấp giấy phép môi trường.

Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và thông bảo kết quả được thực hiện trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở;

- Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản và đạt được sự đồng thuận của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó trước khi cấp giấy phép môi trường;

- Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đó trước khi cấp giấy phép môi trường.

(Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2020)

Kết luận

Nếu Doanh nghiệp đang thắc mắc về các hồ sơ môi trường cần phải thực hiện thì cứ liên hệ ngày với Môi trường Phước Trình để được hỗ trợ tư vấn chính xác và tận tâm nhất. 

 

 

 

Phước Trình Copyright @ 2024. Phát triển bởi tltvietnam.vn
Online: 16 | Tổng: 613647
zalo
zalo
Nhắn tin messenger
Facebook