HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÁC NHÀ MÁY SẢN XUẤT

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÁC NHÀ MÁY SẢN XUẤT

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÁC NHÀ MÁY SẢN XUẤT

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÁC NHÀ MÁY SẢN XUẤT

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÁC NHÀ MÁY SẢN XUẤT
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÁC NHÀ MÁY SẢN XUẤT
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG PHƯỚC TRÌNH

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÁC NHÀ MÁY SẢN XUẤT

Sử dụng các kiến thức và năng lực trong mảng xử lý nước thải công nghiệp, sinh hoạt…. Cùng với đó là hơn nhiều năm kinh nghiệm trong ngành xử lý nước thải, Môi trường Phước Trình tự tin là đơn vị luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong ngành xử lý nước thải các nhà máy sản xuất.

Song song với việc xây dựng các khu công nghiệp và nhà máy để phát triển kinh tế. Để các nhà máy sản xuất này hoạt động ổn định không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh thì cần thiết phải đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải.

Tổng quan về xử lý nước thải các nhà máy sản xuất

Tùy đặc điểm mỗi nhà máy mà nguồn thải phát sinh có mức độ ô nhiễm khác nhau. Việc đưa ra giải pháp phù hợp nhằm vừa giảm cho phí đầu tư ban đầu và tránh sự lãng phí trong quá trình vận hành nhà máy. Vì vậy hãy liên hệ với Môi trường Phước Trình để được tư vấn giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề xử lý nước thải của nhà máy của bạn.

Từ bảng trên ta có thể nhận thấy rằng các thông số như BOD5, COD vượt gần 40 lần. Chỉ tiêu Nitơ vượt 2 lần, tổng photpho vượt 3 lần. 

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải các nhà máy sản xuất

Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải các nhà máy sản xuất

Nước thải sản xuất, phát sinh từ nhiều từ nhiều vị trí, địa điểm sẽ được thu gom dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của công ty.

Bể thu gom: Nước hoạt theo mạng lưới thoát nước riêng chảy vào bể thu gom, trước khi vào bể thu gom, nước thải chảy qua lưới chắn rác để tách các loại rác có kích thước lớn như bao nilon, dây, giẻ lau . . . nhằm tránh gây hư hại và tắc nghẽn các thiết bị có trong hệ thống.

Bể điều hòa: Bể điều hòa tiếp nhận nước thải từ bể thu gom. Bể điều hòa được sử dụng nhằm điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào, giúp cho hoạt động các công trình xử lý phía sau được liên tục và ổn định, đồng thời tối ưu hóa kích thước cũng như công suất thiết bị cho các công trình này.

Bể khuấy trộn tạo bông: Từ bể điều hòa, nước thải được bơm đến hệ thống xử lý hóa lý nhằm tạo điều kiện tốt cho quá trình keo tụ các hạt lơ lửng có kích thước nhỏ.

Trước khi đến bể tạo bông, hóa chất được trộn với nước thải nhờ thiết bị trộn tĩnh. Hóa chất keo tụ là PAC và chất trợ keo tụ Polymer sẽ phản ứng liên kết các tạp chất dạng lơ lững, dạng keo và những chất ô nhiễm khác có mặt trong nước thải thành những hạt cặn có kích thước lớn hơn. Sau đó, nước thải với các thành phần đã được keo tụ đi vào bể lắng bùn keo tụ.

Bể lắng bùn keo tụ: Nước thải chứa các bông cặn có kích thước lớn từ bể khuấy trộn tạo bông được dẫn qua bể lắng bùn keo tụ, nhằm tách các bông cặn này ra khỏi nước thải bằng trọng lực. Các bông cặn lắng xuống sẽ được bơm về bể chứa bùn. Phần nước trong sau lắng tiếp tục chảy qua ngăn trung chuyển.

Bể sinh học kỵ khí: Bể sinh học kỵ khí tiếp nhận nước thải từ ngăn trung chuyển, bùn hoạt tính kỵ khí hấp phụ các chất hữu cơ hòa tan trong nước thải, phân hủy và chuyển hóa chúng thành CH4, CO2 và nước.

Nước thải được bơm vào bể kỵ khí thông qua giàn ống phân phối nước dưới đáy bể, nước thải đi từ dưới lên và qua lớp bùn hoạt tính kỵ khí.

Đồng thời xảy ra quá trình chuyển hóa như đã nói ở trên, các hạt bùn bám vào các bọt khí sinh ra và nổi lên trên bề mặt làm xáo trộn, gây ra dòng tuần hoàn cục bộ trong lớp cặn lơ lững, khi hạt cặn nổi lên va phải tấm chắn vỡ ra và rơi xuống tuần hoàn lại vào vùng phản ứng kỵ khí, phần nước sau xử lý theo hệ thống máng răng cưa thu nước chảy qua bể sinh học hiếu khí

Bể sinh học hiếu khí: Tại bể sinh học hiếu khí, quá trình xử lý các chất bẩn hữu cơ xảy ra nhờ các vi sinh hiếu khí – quá trình bùn hoạt tính. Dưới tải trọng thấp, nhờ oxy cung cấp từ các đĩa phân phối khí, các vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải thành CO2, H2O,…, một phần được chuyển hóa làm phát triển sinh khối – Biomass.

Hay nói cách khác trong bể sinh học bùn hoạt tính, các chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan chuyển hóa thành bông bùn sinh học – quần thể vi sinh vật hiếu khí – có khả năng lắng dưới tác dụng của trọng lực.

Nước thải chảy liên tục vào bể sinh học trong đó khí được đưa vào cùng xáo trộn với bùn hoạt tính, cung cấp oxy cho vi sinh phát triển và phân hủy chất hữu cơ. Dưới điều kiện như thế, vi sinh sinh trưởng tăng sinh khối và kết thành bông bùn. Sau khi lưu nước đủ thời gian cần thiết trong bể sinh học hiếu khí, nước thải trong bể sinh học hiếu khí tự chảy vào bể lắng bùn sinh học

Bể lắng bùn sinh học: Bể lắng bùn sinh học có nhiệm vụ tách các bông bùn ra khỏi nước thải dưới tác dụng của trọng lực. Một phần cặn sau khi lắng được tuần hoàn ngược lại bể sinh học hiếu khí để duy trì đủ nồng độ vi sinh vật trong bể sinh học hiếu khí. Phần còn lại được xả định kỳ vào bể nén bùn. Phần nước trong tự chảy vào bể chứa trung gian.

Các thiết bị trong bể lắng gồm ống trung tâm phân phối nước, hệ thống gạt bùn ở đáy bể, hệ thống ống thu bùn và máng răng cưa thu nước. Từ bể chứa trung gian, nước thải được bơm vào bồn lọc áp lực.

Bồn lọc áp lực: Bồn lọc áp lực là một thiết bị lọc nhanh, nước trong từ bể chứa trung gian sẽ được bơm vào bồn lọc áp lực để xử lý triệt để cặn lơ lửng còn sót trong nước sau lắng. Các chất rắn không tan được giữ lại khi nước đi qua các lớp vật liệu lọc.

Sau mỗi chu kỳ lọc, cặn dính bám trên bể mặt lớp vật liệu lọc ở những lớp trên cùng được lấy ra bằng phương pháp rửa ngược, cặn bẩn sẽ được xới tung lên và các hạt vật liệu lọc va chạm, ma sát vào nhau sẽ tự làm sạch bề mặt của chúng, nước nhiễm bẩn được tháo ra khỏi bồn bằng đường thải riêng biệt và chảy về bể thu gom.

Nước sau khi qua bồn lọc áp lực gần như đã sạch tự chảy qua bể khử trùng.

Bể khử trùng: Tại bể khử trùng, nước thải được trộn đều với chloride theo nồng độ nhất định, chloride là chất oxy hóa mạnh thường được sử dụng rộng rãi trong quá trình khử trùng nước thải. Ngoài mục đích khử trùng, chloride còn có thể sử dụng để giảm mùi. Dung dịch chloride được bơm định lượng vào hệ thống khử trùng để tiến hành khử trùng nước thải.

Nước sau khi khử trùng, đạt tiêu chuẩn nguồn loại B, QCVN40: 2011/BTNMT và đủ điều kiện xả ra nguồn tiếp nhận.

Ép bùn: Bùn ở bể chứa bùn được bơm bùn chuyên dụng đưa vào máy ép bùn để ép tách nước. Bùn sau khi ép được xử lý thải bỏ theo qui định.

Nước thải sau khi xử lý đảm bảo đạt mức A hoặc B – QCVN 40:2011/BTNMT sẽ được xả vào môi trường tiếp nhận.

Mọi thắc mắc hay muốn tư vấn về hệ thống xử lý nước thải sản xuất vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn rõ hơn.

Phước Trình Copyright @ 2024. Phát triển bởi tltvietnam.vn
Online: 6 | Tổng: 634898
zalo
zalo
Nhắn tin messenger
Facebook