HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN TÔM ĐÔNG LẠNH ĐẠT CHUẨN HIỆN NAY

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN TÔM ĐÔNG LẠNH ĐẠT CHUẨN HIỆN NAY

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN TÔM ĐÔNG LẠNH ĐẠT CHUẨN HIỆN NAY

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN TÔM ĐÔNG LẠNH ĐẠT CHUẨN HIỆN NAY

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN TÔM ĐÔNG LẠNH ĐẠT CHUẨN HIỆN NAY
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN TÔM ĐÔNG LẠNH ĐẠT CHUẨN HIỆN NAY
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG PHƯỚC TRÌNH

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN TÔM ĐÔNG LẠNH ĐẠT CHUẨN HIỆN NAY

Tôm là một trong các loại thủy sản được ưa chuộng nhất hiện nay vì nguồn dinh dưỡng mà nó mang lại. Ngoài ra, tôm còn rất dễ chế biến thành nhiều món, dễ ăn, thơm ngon, được cả người lớn lẫn trẻ nhỏ đều yêu thích. Vì vậy, nhu cầu sử dụng tôm gần như không thể thiếu trong mỗi gia đình người Việt.

Dù là tôm đánh bắt hay nuôi trồng thì không phải lúc nào cũng có sẵn, và vì vậy, tôm đông lạnh được ưu chuộng rất nhiều. Để giữ được độ tươi ngon, tăng thời gian sử dụng, và vô cùng tiện lợi khi chỉ cần rã đông là có thể chế biến. Các nhà máy, cơ sở chế biến tôm đông lạnh đã bắt đầu phát triển một cách mạnh mẽ.

Xử lý nước thải chế biến tôm đông lạnh cũng là bắt buộc vì nước thải chế biến tôm đông lạnh có rất nhiều chất gây hại cho môi trường bên ngoài.

Quy trình chế biến tôm đông lạnh và nguồn xả thải từ chế biến tôm đông lạnh

Tính chất nước thải chế biến tôm đông lạnh

Nước thải chế biến tôm đông lạnh rất nhiều vì để rửa tôm, ngâm tôm trong quá trình chế biến. Nước thải còn chứa nhiều các vụn thịt, chất thải của tôm, vỏ tôm và đất cát. Vì vậy, có thể thấy trong nước thải chế biến tôm chất hữu cơ rất lớn lớn, chất vô cơ cao.

Bảng một vài thông số đặc trưng của nước thải chế biên tôm đông lạnh

Nước thải chế biến tôm là thuộc danh mục nước thải thủy sản, cần được xử lý theo QCVN 11-MT:2015/BTNMT về xử lý nước thải thuỷ sản

Xử lý nước thải chế biến tôm đông lạnh

Quy trình xử lý nước thải chế biến tôm đông lạnh

Thuyết minh quy trình xử lý nước thải chế biến tôm đông lạnh

Nước thải chế biến tôm đông lạnh sẽ được đưa vào hố gom để tập trung nước thải trước khi đưa vào hệ thống xử lý.

Hố gom: Trước khi vào hố gom, nước thải sẽ được dẫn qua song chắn rác nhằm loại bỏ cặn, vỏ tôm, hay các loại rác có kích thước lớn có trong nước thải để tránh sự tắc nghẽn đường ống và bơm.

Công trình xử lý sơ bộ:

  • Bể lắng cát: Tại đây, dựa vào khối lượng, đất cát và các chất hữu cơ nặng sẽ lắng xuống đáy bể, nước thải sẽ được đưa qua bể tách dầu mỡ
  • Bể tách dầu mỡ: dựa theo nguyên tắc về tỷ trọng, nhằm loại bỏ lượng dầu mỡ và chất hoạt động bề mặt có trong nước thải.

Nước thải sau khi tđược xử lý sơ bộ sẽ được bơm qua bể điều hòa.

Bể điều hòa: Nhờ vào hệ thống sục khí, bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất thải, tránh tình trạng quá tải, ảnh hưởng đến hệ thống xử lý sinh học phía sau.

Cụm bể AAO: Là cụm bể chính và quan trọng trong công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt. Sử dụng hệ vi sinh vật kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí để xử lý các chất hữu cơ có trong nước thải.

  • A (Anaerobic): Bể kỵ khí sử dụng các vi sinh vật kỵ khí sử dụng các chất ô nhiễm trong nước thải tạo thành sinh khối cho sự phát triển của vi sinh vật kỵ khí.
  • A (Anoxic): Biến đổi Nito từ dạng ô nhiễm về dạng không ô nhiễm nhờ sử dụng vi sinh vật thiếu khí biến đổi Nito có trong nước thải từ dạng NO3– về dạng dạng khí N2.
  • O (Oxic): Bằng việc cung cấp khí liên tục vào bể tạo môi trường tối ưu cho hệ vi sinh vật hiếu khí biến đổi Nito trong nước thải từ dạng NH4+ về dạng NO3-, NO2- được tuần hoàn về bể Anoxic để dễ dàng cho việc xử lý.

Bể lắng: Nước thải sau hệ AAO đi kèm theo đó là hệ vi sinh vật xử lý. Nhờ trọng lực, lượng bùn sẽ được lắng xuống dưới và nước trong được thu trên bề mặt. Phần bùn phía dưới một phần được tuần hoàn về hệ AAO tránh tình trạng mất bùn và một phần về bể chứa bùn để định kỳ thải bỏ.

Bể khử trùng: Tại đây, các vi sinh vật gây hại có trong nước thải sẽ được loại bỏ hoàn toàn nhờ chất khử trùng. Nước thải chế biến tôm đông lạnh sau khi xử lý sẽ đạt quy chuẩn QCVN 11-MT:2015/BTNMT và được thải ra ngoài nguồn tiếp nhận như sông suối.

Ưu điểm nhược điểm của công nghệ xử lý nước thải chế biến tôm đông lạnh 

Ưu điểm:

  • Đơn giản, dễ vận hành
  • Chi phí đầu tư không quá cao
  • Bể Aerotank phù hợp với công trình xử lý nước thải có công suất bất kỳ;
  • Cấu tạo bể đơn giản;
  • Hiệu quả xử lý BOD và COD tương đối cao;

Nhược điểm:

  • Cần nhiều diện tích
  • Cần theo dõi vi sinh thường xuyên

Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. Môi trường Phước Trình sãn sàng giúp Quý doanh  nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn bảo trì, sửa chữa, vận hành hệ thống xử lý nước thải chế biến tôm đông lạnh. 

Phước Trình Copyright @ 2024. Phát triển bởi tltvietnam.vn
Online: 2 | Tổng: 634868
zalo
zalo
Nhắn tin messenger
Facebook