KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN
Xử lý nước thải là quy trình làm thay đổi thành phần, loại bỏ những chất độc hại có trong nước thải, trước khi được ra ngoài môi trường. Để giúp bạn hiểu thêm về công việc này, chúng tôi có chia sẻ ở nội dung bên dưới mời bạn cùng tham khảo,
Xử lý nước thải là gì?
Xử lý nước thải được hiểu đơn giản là quy trình làm thay đổi thành phần, loại bỏ những chất độc hại có trong nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp trước khi được ra ngoài môi trường. Xử lý nước thải được thực hiện trong quá trình sản xuất của các doanh nghiệp, nhà máy có sự phát sinh của nước thải.
Lượng nước thải cần được xử lý trước khi ra ngoài môi trường như nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải y tế – bệnh viện,…. đều có hàm lượng các chất hóa cao gây độc hại cho môi trường như hệ sinh vật và con người.
Do vậy, hệ thống đã trở thành một trong những yêu cầu quan trọng, được quy định bởi pháp luật cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất.
Tác dụng của xử lý nước thải
Các loại nước thải sinh hoạt hay nước thải công nghiệp đều là những loại nước thải được xuất hiện từ quá trình sản xuất hay các hoạt động của con người. Nhìn chung, trong các nguồn nước thải đều hàm chứa 1 số lượng nhất định vi sinh vật, chất độc hại, chất hữu cơ… Nếu không xử lý mà xả thẳng ra nguồn tiếp nhận sẽ gây ô nhiễm môi trường sinh thái. cụ thể như sau:
- Nước thải sinh hoạt thường là những loại nước đã được sử dụng qua, thường chứa chất tẩy rửa, vi sinh vật, vi khuẩn, BOD5. Tác hại chính là có thể gây nên các bệnh giun sán, virus,… ảnh hưởng đến các hệ tiêu hóa,hệ hô hấp của con người.
- Tác dụng lớn nhất chính là biến đổi nước thải thành nguồn nước sạch trong tự nhiên để phục vụ cho các công việc trong sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi.
- Bảo vệ các nguồn lợi sinh vật trong tự nhiên, không làm ô nhiễm môi trường.
- Bổ sung thêm cho nguồn nước tự nhiên để dần dần hình thành nguồn nước ngầm.
Như vậy, đây luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất để đáp ứng đúng yêu cầu xây dựng các hệ thống sản xuất, xử lý chất thải theo quy định của pháp luật.
Kỹ thuật xử lý nước thải
Công nghệ xử lý nước thải MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor)
Công nghệ MBBR là quy trình xử lý nước thải được kết hợp giữa aerotank truyền thống và phương pháp lọc sinh học hiếu khí, xử lý nước để sử dụng vật liệu làm giá thể di động. Sau đó, MBBR xử lý và nước sạch sẽ trở về bể lắng, bùn thải được thu gom theo định kỳ.
Công nghệ này mang đến ưu điểm chi phí lắp đặt, vận hành thấp, tiết kiệm năng lượng, dễ sử dụng và vận hành, công suất làm việc cao, ít phát sinh vi sinh và bùn. Nhược điểm chính là hiệu quả lý nước sẽ phụ thuộc chủ yếu vào số lượng của vi sinh vật dính bám trên giá thể.
Công nghệ AAO (Anaerobic: yếm khí – Anoxic: thiếu khí)
Công nghệ AAO được dùng chủ yếu trong sản xuất nước thải sử dụng các hệ sinh vật như sinh vật yếm khí, thiếu khí, sinh vật hiếu khí,… để làm công việc xử lý nước thải. Mỗi sinh vật sẽ có các nhiệm vụ phân giải chất hữu cơ, các chất độc hại có trong nước thải.
Ưu điểm là có thể di chuyển được hệ thống đến nhiều vị trí khác nhau, có thể mở rộng quy mô, công suất, chi phí lắp đặt và vận hành thấp.
Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt MBR
Đây là trong sinh hoạt với sự liên kết giữa phương pháp lý học và sinh học. Công nghệ MBR được đánh giá hiện đại với nhất hiệu ưu điểm khác nhau.
Quy trình xử lý MBR cơ bản như sau:
Nước thải được đưa đến hố thu gom và dẫn vào bể điều hòa. Tại đây sẽ được lắp đặt sục khí để đảm bảo lưu lượng và nồng hồ các chất ô nhiễm sẽ được ổn định. Khi đó, nước được đưa tới bể chứa màng MBR và nước sạch sẽ được đưa ra ngoài, các cặn bẩn, hóa chất được lưu giữ lại bên trong.
Ưu điểm của công nghệ MBR:
- Kích thước của lỗ màng MBR rất nhỏ để ngăn chặn, loại bỏ vi khuẩn, vi sinh vật, cặn bệnh.
- Hệ thống lọc nhỏ gọn khi không cần có bể khử trùng và bể lắng.
- Không có mùi hôi trong quá trình xử lý nước thải.
- Hệ thống được điều khiển và sử dụng đơn giản, dễ dàng.
Phương pháp xử lý
Tìm hiểu những phương pháp xử lý nước thải sẽ giúp bạn hay các doanh nghiệp lựa chọn cách xử lý kết hợp với công nghệ để mang lại hiệu quả cao. Những phương pháp được đánh giá cao về khả năng làm việc, lọc sạch để nước được đảm bảo độ sạch tốt.
Hiện nay, nước thải được phân chia làm hai loại chính là nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Mỗi loại sẽ có những phương pháp khác nhau để phù hợp với tính chất của từng loại.
Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt bao gồm:
Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học
Đây là một phương pháp thực hiện loại bỏ các chất rắn với kích thước lớn bằng song chắn rác hoặc lưới lọc. Sau đó, nước sẽ được đưa vào bể lắng để phân loại các chất lơ lửng có trong nước. Sau đó, nước sẽ được đưa đến khu xử lý sinh học để tiến hành các bước tiếp theo trước khi nước sạch được đưa ra ngoài.
Phương pháp hóa lý
Với phương pháp này sẽ sử dụng các quá trình hóa học và vật lý để khử các chất ô nhiễm. Những công đoạn xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học như bể keo tụ tạo bông, bể tuyển nổi, phương pháp hấp thụ, phương pháp trao đổi ion.
Các chất được sử dụng để khử trùng nước thải như Clo hoặc Ozone. Cách này thường được sử dụng trong công đoạn cuối cùng khi nước được đưa ra bên ngoài.
Phương pháp sinh học
Một trong những phương pháp xử lý sinh học chính là sử dụng các loại vi sinh vật có oxi hóa hoặc loại bỏ các chất hữu cơ khi chúng ở dạng keo, huyền phù,.. Với phương pháp này, các vi sinh vật sẽ ăn các chất hữu cơ, chất bẩn để loại bỏ trong nước thải.
Phương pháp xử lý công nghiệp
Với các loại nước thải công nghiệp tại các nhà máy sản xuất, chế biến,.. sẽ cần sử dụng những phương pháp khác nhau để đảm bảo quy trình xử lý nước thải đạt hiệu quả cao.
Phương pháp xử lý công nghiệp bằng cơ học
Phương pháp này tương tự như cách làm ở xử lý cơ học để loại bỏ các cặn bẩn, chất hữu cơ có kích thước lớn trong nước thải. Sau đó, nước thải sẽ được đưa qua bể lắng, mảng lọc để đi đến các bước xử lý tiếp theo.
Phương pháp xử lý nước thải công nghiệp hóa học
Phương pháp hóa học được dùng để làm công việc trung hòa hoặc kết tủa các chất như H2SO4, Ca(OH)2, acid HCl,Bazơ CaO (vôi bột),… hoặc axit kiềm có trong nước. Sau khi trung hòa đạt độ pH tiêu chuẩn, nước thải sẽ tiếp tục được đưa đến hệ thống của toàn khu công nghiệp.
Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học
Xử lý nước thải công nghiệp xi mạ bằng phương pháp sinh hóa tức là các chất hữu cơ sẽ được phân tán nhỏ, để hòa tan ra khỏi nước bằng các vi sinh vật. Các loại vi sinh vật này sẽ ăn các chất hữu có có trong nước để làm biến mất.
Mọi người có thể liên hệ số điện thoại 0936.199.477 hoặc website: moitruongphuoctrinh.com để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp và giải đáp.