MÀNG LỌC MBR LÀ GÌ? CẤU TẠO, QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI

MÀNG LỌC MBR LÀ GÌ? CẤU TẠO, QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI

MÀNG LỌC MBR LÀ GÌ? CẤU TẠO, QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI

MÀNG LỌC MBR LÀ GÌ? CẤU TẠO, QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI

MÀNG LỌC MBR LÀ GÌ? CẤU TẠO, QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI
MÀNG LỌC MBR LÀ GÌ? CẤU TẠO, QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG PHƯỚC TRÌNH

MÀNG LỌC MBR LÀ GÌ? CẤU TẠO, QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Trong những công nghệ xử lý nước thải hiện nay, MBR là công nghệ quan trọng không kém mà bạn cần quan tâm, bởi độ phổ biến của nó và những lợi ích mà công nghệ xử lý nước thải này mang lại. Môi trường Phước Trình xin giới thiệu với bạn chi tiết về công nghệ xử lý nước thải này.

Màng lọc MBR là gì?

Bể MBR là một trong những phương pháp xử lý chất thải được ưa chuộng hiện nay. Vậy bạn có biết bể MBR là gì không? Hay cụ thể màng lọc MBR là gì?

Thực chất thì MBR là chữ viết tắt của cụm từ Membrane Bio-Reactor. Bể MBR là bể lọc sinh học bàng màng hoặc nói tổng quát hơn thì đây là hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ lọc màng.

MBR là sự cải tiến của quy trình xử lý bằng bùn hoạt tính trong đó việc tách cặn đã được thực hiện mà không cần đến bể lắng bậc 2. Nhờ sử dụng màng MBR, cặn được giữ lại trong bể lọc giúp cho nước sau xử lý có thể đứa sang công đoạn tiếp theo hoặc xả bỏ. Không cần bể lắng và giảm thể tích bể nén bùn, không cần tiết trùng nhờ đã khử triệt để Coliform và E.Coli. Công trình được tinh giản, dễ kiểm soát và  bảo trì bằng hệ thống tự động.

Cấu tạo bể MBR

Bể MBR được tạo nên từ các sợi rỗng hình phẳng hoặc dạng ống, thậm chí là kết hợp cả 2 dạng này. Môi đơn vị MBR được tạo nên từ nhiều sợi rỗng liên kết với nhau chắc chắn. Trong đó, mỗi sợi rỗng lại có cấu tạo như một màng lọc riêng biệt với nhiều lỗ nhỏ li ti trên bề mặt để ngăn chặn các chất thải, cặn bã đi qua.

Hiện nay, có 5 loại cấu hình màng lọc MBR phổ biến nhất, đó là:

- Sợi rỗng (HF)

- Xoắn ốc

- Phiến và khung (dạng phẳng)

- Hộp lọc

- Dạng ống

Ưu điểm màng lọc MBR

- Tăng hiệu quả xử lý sinh học lên đến 30%;

- Thời gian lưu nước ngắn (6 giờ)

- Thời gian lưu bùn dài

- Không có lắng thứ cấp

- Quy trình điều khiển tự động

- Dễ điều chỉnh hoạt động sinh học

- Chất lượng đầu ra không còn vi sinh

- Tiết kiệm diện tích xây dựng

Nhược điểm của công nghệ màng MBR

Nhược điểm của công nghệ MBR gồm 2 vấn đề chính, đó là:

- Màng MBR thường xảy ra tình trạng bị nghẽn, tắc.

- Bể MBR phải sử dụng đến hóa chất làm sạch màng MBR theo định kỳ từ 6 -–12 tháng.

Thông số kỹ thuật màng MBR

- Vật liệu: PVDF

- Độ dày mao dẫn: 40 – 50 µm

- Đường kính khe mao dẫn: 0.01 – 0.2 µm

- Quy cách: 12,5 m2/màng

- Đơn vị tính: m2

Cơ chế xử lý nước thải bằng màng MBR

Nước thải sau khi được xử lý sơ bộ sẽ được đưa vào bể kị khí hoặc bể hiếu khí. Các bể này đều có sử dụng màng MBR. Trong các bể này, nước thải được thấm xuyên qua màng lọc vào ống mao dẫn từ những lỗ nhỏ có kích thước từ 0,01 – 0,2 µm.

Qua màng này, nước sạch sẽ được lọc ra trong khi các tạp chất rắn, chất hữu cơ, vô cơ,…đều sẽ bị giữ lại. Nước sạch sau đó được bơm rút để dẫn ra bể chứa nước sạch. Khi áp suất chân không trong bể vượt quá thông số tính toán bể MBR, tức là lớn hơn 50 KPA so với mức trung bình (10 -  30 KPA) thì 2 ống bơm hút sẽ ngắt tự động. Đồng thời, ống bơm thứ 3 hoạt động rửa ngược trở lại.

Lúc này màng MBR sẽ bị rung chuyển và khiến cho các chất cặn tại đây rơi xuống.

Kết luận

Trên đây, là những thông tin chi tiết nhất về bể MBR. Chúng tôi hi vọng rằng các bạn đã có thể nắm rõ vai trò của màng MBR, ưu – nhược điểm của công nghệ MBR, nguyên ký hoạt động của bể MBR,…

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về màng lọc MBR nói riêng và các công nghệ xử lý nước thải tiên tiến nói chung thì bạn có thể liên hệ ngay với công ty Môi trường Phước Trình để được chúng tôi hỗ trợ giải đáp nhanh chóng nhất.

 

Phước Trình Copyright @ 2024. Phát triển bởi tltvietnam.vn
Online: 10 | Tổng: 618258
zalo
zalo
Nhắn tin messenger
Facebook