MỤC ĐÍCH VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI

MỤC ĐÍCH VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI

MỤC ĐÍCH VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI

MỤC ĐÍCH VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI

MỤC ĐÍCH VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI
MỤC ĐÍCH VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG PHƯỚC TRÌNH

MỤC ĐÍCH VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Mục đích và các phương pháp xử lý nước thải đang được rất nhiều chủ đầu tư quan tâm. Trong bài viết này, Môi trường Phước Trình sẽ trình bày rõ hơn về vấn đề này nhằm giúp các chủ đầu tư hiểu rõ hơn về hệ thống xử lý nước thải. Cần làm như thế nào để bảo vệ môi trường, tiết kiệm được chi phí và mang lại lợi ích sức khỏe cho người lao động trong nhà máy nói riêng và nhân dân nói chung.

Mục đích xử lý nước thải

Mục đích của xử lý nước thải là đảm bảo nước sau khi xử lý thải ra môi trường phải an toàn, không làm nguy hại đến sức khỏe cộng đồng và không làm ô nhiễm các nguồn nước hay gây ra thiệt hại cho môi trường khác.

Hệ thống xử lý nước thải được thiết kế để làm giảm một số thành phần trong nước thải như các vật liệu hữu cơ, chất rắn, chất dinh dưỡng (N, P), các vi sinh vật gây bệnh và các chất ô nhiễm khác tới mức chấp nhận theo quy định của từng quốc gia. Ở Việt Nam, có bộ tiêu chuẩn nước thải công nghiệp và tiêu chuẩn thải QCVN.

Các nguồn tiếp nhận của nước thải sau khi xử lý chủ yếu là sông, suối, ao, hồ.

Nước thải sau khi được xử lý phải đạt được nồng độ tới hạn. Nghĩa là, khi thải ra nguồn tiếp nhận không làm cho các chất bẩn vượt quá ngưỡng mà sông, suối, ao, hồ có khả năng tự làm sạch.

Các phương pháp xử lý nước thải

Tùy thuộc vào tính chất của các loại nước thải (nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp hoặc hỗn hợp nước thải công nghiệp và sinh hoạt), các phương pháp xử lý sau đây thường được áp dụng:

- Phương pháp vật lý: Chắn bằng lưới lọc các vật liệu thô trôi nổi trong nước thải; khuấy trộn; keo tụ/tạo bông, tuyển nổi, lắng, lọc,…

- Phương pháp hóa học: Kết tủa, hấp phụ, hấp thụ; oxy hóa khử và khử trùng.

- Phương pháp sinh học: Quá trình hiếu khí; quá trình kỵ khí.

Phương pháp xử lý bậc cao gồm phương pháp vật lý và hóa học như quá trình khử nito và photpho trong nước thải (xử lý bậc ba), là sự kết hợp của cả ba quá trình: vật lý, hóa học và sinh học, trong đó chủ yếu là quá trình sinh học (đối với quá trình nitrat hóa và khử nitrat). Để khử photpho, trước hết sử dụng quá trình sinh học để chuyển đổi photpho hữu cơ thành các ortho photphat bằng chu trình kỵ khí/hiếu khí, sau đó photpho dưới dạng ortho photphat được kết tủa bằng các tác nhân hóa học. Trong thực tế một nhà máy xử lý nước thải thường có thể kết hợp cả ba phương pháp: vật lý, hóa học và sinh học hoặc sử dụng từng phương pháp riêng rẽ. Ví dụ, khi xử lý nước thải sinh hoạt chỉ chứa chất thải dễ phân hủy bằng vi sinh vật, thường kết hợp phương pháp vật lý (lưới chắn rác, khuấy trộn, lắng,..), phương pháp sinh học (hiếu khí hoặc kỵ khí hoặc cả hai) và phương pháp hóa học (khử trùng). Nhiều loại nước thải có thành phần phức tạp (chứa kim loại nặng, hàm lượng COD cao) như nước thải dệt nhuộm, nước thải thuộc da, xi mạ,...cần phải kết hợp cả ba phương pháp với tất cả các kỹ thuật mới đạt hiệu quả xử lý cao.

Phân loại mức độ xử lý nước thải

- Xử lý bậc 1: Trong giai đoạn xử lý bậc một, các phương pháp vật lý như chắn rác, lắng, tuyển nổi,...được sử dụng để loại bỏ các vật rắn trôi nổi và có khả năng lắng.

- Xử lý bậc 2: Các quá trình hóa học và sinh học được sử dụng để loại bỏ hầu hết các vật chất hữu cơ. Chất lượng nước thải đạt loại A, B (QCVN 40:2011/BTNMT)

- Xử lý bậc 3: Tách các thành phần khác như nito và photpho, hai thành phần này rất khó loại bỏ trong xử lý bậc hai. Chất lượng nước được nâng cao và có thể sử dụng lại.

- Xử lý bậc 4: Để loại bỏ các hạt keo tan. Loại bỏ các vật liệu hữu cơ không phân hủy sinh học.

- Xử lý bậc 5: Loại bỏ các chất vô cơ.

Mục tiêu của xử lý bậc một là hạn chế sự hư hại gây ra bởi các chất rắn có độ cứng và rác cho các thiết bị và đường ống ở các quá trình xử lý tiếp theo. Trong xử lý sơ bộ, sử dụng phương pháp vật lý (lọc, lắng sơ bộ) có thể được tăng cường bằng cách thêm vào các chất hóa học. Các chất hữu cơ được loại bỏ chủ yếu trong xử lý bậc hai với các quá trình hóa học và sinh học. Trong xử lý bậc cao, chất rắn lơ lửng còn lại và các thành phần khác của nước thải không thể giảm thiểu trong quá trình xử lý trước đó được loại bỏ bằng sự kết hợp các quá trình khác nhau như hấp phụ, oxy hóa, lọc sâu,...

Xử lý bậc một bao gồm tiền xử lý và lắng bậc một để loại bỏ rác, chất rắn vô cơ và chất rắn hữu cơ có khả năng lắng.

Xử lý bậc hai tiếp theo xử lý bậc một bằng các quá trình sinh học để khử BOD tan (sBOD) và chất rắn hữu cơ lơ lửng không lắng ở bể lắng bậc một. Quá trình nitrat hóa và khử nitrat xảy ra trong xử lý bậc hai.

Kết luận

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về bể xử lý nước thải cùng vai trò và phân loại của chúng. Việc lắp đặt hệ thống bể xử lý nước thải là vô cùng quan trọng đối với các công trình công nghiệp hiện nay.

Môi trường Phước Trình đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc cung cấp giải pháp xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải - khí thải hiệu quả, bền vững. Chúng tôi đã thực hiện nhiều dự án xử lý nước thải - khí thải trên khắp các thành phố và các tỉnh lận cận.

Với đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, Môi trường Phước Trình không ngừng nỗ lực sáng tạo và cải tiến tối ưu hóa giải pháp xử lý nước thải – khí thải. Điều này đảm bảo hệ thống xử lý nước thải – khí thải được lắp đặt và vận hành một cách chính xác và hiệu quả. Đặc biệt, lợi ích của khách hàng và sức khỏe của con người luôn được đặt lên hàng đầu, làm nền tảng cho hoạt động của chúng tôi.

Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp xử lý nước thải – khí thải cho doanh nghiệp của mình, hãy đến với Môi trường Phước Trình ngay hôm nay để được tư vấn, lắp đặt, vận hành hệ thống xử lý nước thải – khí thải tiên tiến và tối ưu nhất. Bạn có thể yên tâm rằng việc xử lý nước thải - khí thải của doanh nghiệp sẽ được thực hiện một cách chất lượng và đáng tin cậy.

 

 

Phước Trình Copyright @ 2024. Phát triển bởi tltvietnam.vn
Online: 8 | Tổng: 634761
zalo
zalo
Nhắn tin messenger
Facebook