NGUYÊN LÝ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA TỪNG PHƯƠNG PHÁP CỤ THỂ
Mỗi phương pháp xử lý nước thải đều cần có một nguyên lý riêng biệt. Vì vậy, để hiểu rõ và có cách ứng dụng phù hợp với từng phương pháp cho hệ thống nước thải. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi về vấn đề này!
Những nguyên tắc để lựa chọn phương pháp xử lý nước thải
Để lựa chọn những giải pháp xử lý nước thải phù hợp nhất, cần dựa trên các nguyên tắc sau:
- Lựa chọn phương pháp xử lý dựa trên thành phần, tính chất của nguồn nước thải.
- Căn cứ vào lưu lượng, chế độ xả nước thải của hệ thống.
- Dựa vào mức độ quan trọng của việc xử lý nước thải với môi trường, con người.
- Đặc điểm địa chất, tự nhiên, sinh học, diện tích của nguồn tiếp nhận nước thải.
- Nghiên cứu cụ thể về vị trí địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng của địa điểm dự kiến xây dựng hệ thống xử lý nước thải để lựa chọn những phương pháp phù hợp nhất.
- Tính toán cụ thể điều kiện vận hành, quản lý hệ thống.
- Dựa trên điều kiện cơ sở hạ tầng, khả năng tài chính của đơn vị.
Hệ thống xử lý nước thải có những quy trình nào?
Một hệ thống xử lý nước thải bao gồm rất nhiều công đoạn, quy trình. Mỗi quy trình sẽ đảm nhiệm vai trò xử lý một hoặc vài chất ô nhiễm nhất định.
Các quá trình này có tác dụng thúc đẩy việc cải thiện chất lượng nguồn nước. Đồng thời, giảm thiểu tối đa hàm lượng chất độc hại trong nước. Nhờ đó, sau khi xử lý, nguồn nước này có thể tái sử dụng hoặc đổ ra nguồn tiếp nhận mà không gây ô nhiễm môi trường.
Trong một hệ thống xử lý nước thải bao gồm các quy trình chính như sau:
- Xử lý cơ học, vật lý
- Xử lý hóa học
- Xử lý sinh học
Nguyên lý xử lý nước thải cụ thể
Nguyên lý xử lý nước thải cơ học, vật lý
Phương pháp này thường được sử dụng ở đầu các hệ thống xử lý nước thải. Mục đích chính là xử lý các chất không tan, chất ô nhiễm có kích thước lớn trong nước thải.
Nguyên lý cơ bản của phương pháp xử lý cơ học là tách chất ô nhiễm ra khỏi nước thông qua song chắn rác, lưới chắn rác, để lắng cát hoặc tuyển nổi. Tùy thuộc vào kích thước, tính chất, đặc điểm của nước thải mà lựa chọn phù hợp nhất.
Nguyên lý xử lý nước thải hóa học
Sau xử lý cơ học, nước thải sẽ được chuyển sang giai đoạn xử lý hóa học. Các biện pháp cụ thể bao gồm: Trung hòa pH, keo tụ tạo bông,…Mục đích là điều chỉnh độ pH, loại bỏ các chất thải, kim loại nặng và các chất vô cơ trong nước.
Nguyên lý xử lý nước thải hóa học là đưa các loại hóa chất vào trong nước thải để phản ứng hoặc xúc tác phản ứng với các chất ô nhiễm trong đó. Từ đó, cho ra sản phẩm là các chất lắng cặn hoặc chất ít độc hại hơn. Từ đó, dễ dàng loại bỏ ra khỏi nước thải thông qua phương pháp lắng, lọc.
Nguyên lý xử lý nước thải sinh học
Xử lý nước thải sinh học là phương pháp sử dụng các loại vi sinh vật để loại bỏ chất ô nhiễm, chất hữu cơ, N và P ra khỏi nước thải. Các nhóm vi sinh vật này bao gồm: vi sinh vật hiếu khí, kỵ khí và thiếu khí.
Nguyên lý xử lý nước thải sinh học chính là thông qua hoạt động sống của vi sinh vật để loại bỏ chất thải. Chúng sẽ hấp thụ chất hữu cơ hòa tan thành thức ăn, phục vụ cho quá trình sinh trưởng và phát triển.
Hệ thống xử lý nước thải loại bỏ được những gì?
Mỗi quy trình xử lý nước thải sẽ có một nguyên lý hoạt động riêng. Tổng chung lại, hệ thống này giúp xử lý các vấn đề sau:
- Tổng chất rắn hòa tan trong nước (TDS)
- Nito, photpho
- Mầm bệnh, vi sinh vật độc hại trong nước thải
- Nhu cầu oxy sinh hóa BOD
- Các ion kim loại dư thừa trong nước
- Tổng chất rắn lơ lửng trong nước (TSS)
- Các loại hóa chất tổng hợp
Trên đây là nguyên lý xử lý nước thải mà chúng tôi vừa chia sẻ. Hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động, quy trình của từng phương pháp cụ thể. Nếu bạn còn thắc mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline để được tư vấn cụ thể từ các chuyên gia trong lĩnh vực xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp,...