Ô NHIỄM NƯỚC THẢI XI MẠ: XỬ LÝ RA SAO CHO TỐI ƯU?

Ô NHIỄM NƯỚC THẢI XI MẠ: XỬ LÝ RA SAO CHO TỐI ƯU?

Ô NHIỄM NƯỚC THẢI XI MẠ: XỬ LÝ RA SAO CHO TỐI ƯU?

Ô NHIỄM NƯỚC THẢI XI MẠ: XỬ LÝ RA SAO CHO TỐI ƯU?

Ô NHIỄM NƯỚC THẢI XI MẠ: XỬ LÝ RA SAO CHO TỐI ƯU?
Ô NHIỄM NƯỚC THẢI XI MẠ: XỬ LÝ RA SAO CHO TỐI ƯU?
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG PHƯỚC TRÌNH

Ô NHIỄM NƯỚC THẢI XI MẠ: XỬ LÝ RA SAO CHO TỐI ƯU?

Ô nhiễm nước thải xi mạ là một trong những vấn nạn môi trường rất nghiêm trọng. Bởi chúng có chứa rất nhiều kim loại nặng, hóa chất xử lý rất độc hại. Đặc biệt, trong quá trình sản xuất, hầu hết các nhà máy, cơ sở xi mạ kim loại đều đang áp dụng công nghệ cũ và lạc hậu càng dẫn tới nguồn nước thải độc hại hơn, lưu lượng lớn hơn. Vậy phải làm sao để xử lý tối ưu?

Ô nhiễm nước thải xi mạ và những hậu quả nghiêm trọng

Nước thải xi mạ thường có nồng độ và pH biến đổi rộng. Nước thải có thể có tính chất từ rất axit đến rất kiềm. Chúng gây ra nhiều hệ lụy xấu như:

Ảnh hưởng đến con người

Xi mạ là ngành có khả năng gây ô nhiễm rất cao. Bởi trong nước thải chúng chứa lượng hóa chất lớn, hàm lượng ion kim loại nặng, kim loại độc cao. Đây là những thành phần gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Kim loại nặng và các hóa chất là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh nan y, ngộ độc và tử vong ở người.

Nếu nước thải xi mạ không được xử lý mà trực tiếp xả thải ra môi trường thì sau thời gian tích tụ và ngấm vào mạch nước ngầm, chúng sẽ theo chuỗi thức ăn thâm nhập vào cơ thể con người cũng như sinh thực vật trong chuỗi thức ăn của con người. Từ đó gây ra các bệnh nghiêm trọng như: Viêm loét da, viêm đường hô hấp, eczima, ung thư...

Ảnh hưởng đến môi trường

Với những thành phần độc hại như vậy, nước thải xi mạ ảnh hưởng vô cùng lớn tới hệ sinh thái. Nước thải từ xi mạ nếu thải trực tiếp ra môi trường sẽ dẫn đến ao hồ, sông suối. Kết quả là  các nguồn nước này sẽ bị ô nhiễm. Cá và thực vật dưới nước sẽ bị nhiễm độc, chết hàng loạt.

Nước thải xi mạ cũng làm biến đổi tính chất lý hóa của nước. Điều này  tạo ra sự tích tụ sinh học đáng lo ngại theo chiều dài chuỗi thức ăn. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, với nồng độ đủ lớn, sinh vật có thể bị chết hoặc thoái hóa hoặc đột biến. Với nồng độ nhỏ, chúng có thể gây ngộ độc mãn tính hoặc tích tụ sinh học, ảnh hưởng đến sự sống của sinh vật về lâu về dài.

4 phương pháp xử lý nước thải xi mạ tối ưu cho doanh nghiệp

Với nguồn nước thải xi mạ đầy ô nhiễm và nguy hiểm, có 4 cách xử lý tối ưu nhất. Doanh nghiệp có thể tham khảo 1 trong 4 giải pháp hữu hiệu này.

Phương pháp kết tủa

Quá trình kết tủa là giải pháp ứng dụng phổ biến nhất để xử lý các thành phần kim loại ô nhiễm. Kim loại nặng thường kết tủa ở dạng hydroxit khi cho chất kiềm hóa như vôi, NaOH, Na2CO3... vào để đạt đến giá trị pH tương ứng với độ hoà tan nhỏ nhất.

 

Để xử lý hiệu quả nhất, nhà vận hành cần khử sơ bộ trước các chất cản trở kết tủa. Ví dụ như cyanide, ammonia... Chúng sẽ hình thành các phức với nhiều kim loại và làm giảm hiệu quả quá trình kết tủa.

Với lưu lượng nước thải mỗi ngày ≤ 100m3/ngày, các doanh nghiệp nên xử lý từng mẻ (batch treatment) để tối ưu hiệu quả kinh tế. Trong xử lý từng mẻ cần dùng hai loại bể có dung tích tương đương lượng nước thải trong một ngày. Một bể dùng xử lý, một bể làm đầy.

Với lưu lượng ≥ 100m3/ngày cần xử lý dòng chảy liên tục. Quá trình xử lý cần bể axit và khử, sau đó qua bể trộn chất kiềm hoá và bể lắng. Thời gian lưu nước trong bể khử phụ thuộc vào pH nước (hường lấy gấp 4 lần so với thời gian lý thuyết). Thời gian tạo bông thường là hoảng 20 phút. Tải trọng bể lắng không nên lấy ≥ 20m3/ngày.

Phương pháp trao đổi ion

Phương pháp này ứng dụng chủ yếu để thu hồi Crôm. Để thu hồi axit crômic trong các bể xi mạ có thể cho dung dịch thải axit crômic qua cột cation (RH mạnh) để khử các ion kim loại (Fe, Cr3+, Al,…). Dung dịch sau khi qua cột cation có thể quay trở lại bể xi mạ hoặc bể dự trữ. Nếu hàm lượng Crôm qua bể xi mạ quá cao (105-120kg CrO3/m3) nên pha loãng nước thải và sau đó bổ sung axit crômic cho dung dịch thu hồi.


Đối với nước thải rửa, đầu tiên cho qua cột cation axit mạnh để khử các kim loại. Sau đó nước thải qua cột anion kiềm mạnh để thu hồi crômat và thu nước khử khoáng. Cột trao đổi anion hoàn nguyên với NaOH. Cation cần phải trung hoà bằng các chất kiềm hoá, các kim loại trong dung dịch kết tủa và lắng lại ở bể lắng trước khi xả ra cống.

Phương pháp điện hóa

Ứng dụng quá trình oxy hoá khử để tách kim loại trên các điện cực nhúng trong nước thải chứa kim loại nặng khi cho dòng điện một chiều chạy qua. Phương pháp này cho phép tách các ion kim loại ra khỏi nước mà không cần cho thêm hoá chất nhưng chỉ dùng cho nước thải có nồng độ kim loại cao (> 1g/l).

Phương pháp sinh học

Sử dụng một số loài thực vật, vi sinh vật hấp thu kim loại như chất vi lượng trong quá trình phát triển. Ví dụ như bèo tây, bèo tổ ong, tảo,… Với phương pháp này hiệu quả với nồng độ kim loại nặng nhỏ hơn 60 mg/l và phải có đủ chất dinh dưỡng (nitơ, phốtpho,…) và các nguyên tố vi lượng cần thiết khác cho sự phát triển của các loài thực vật.

Ô nhiễm nước thải xi mạ nếu không được xử lý tốt sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng và phải chịu hình phạt nặng từ cơ quan nhà nước. Vì vậy, doanh nghiệp cần nghiêm túc xử lý. Nếu bạn đang tìm địa chỉ cung cấp giải pháp xử lý nước thải uy tín, chất lượng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Hãy để Môi trường Phước Trình đồng hành cùng bạn. Chúng tôi tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng nhất trên thị trường.

Phước Trình Copyright @ 2024. Phát triển bởi tltvietnam.vn
Online: 24 | Tổng: 613672
zalo
zalo
Nhắn tin messenger
Facebook