QUY TRÌNH HIỆU QUẢ TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHIỄM DẦU NHỚT
Việc xử lý nước thải nhiễm dầu nhớt là một nhiệm vụ rất quan trọng. Nguồn nước thải này chứa nhiều thành phần độc hại và khó xử lý bằng các phương pháp thông thường. Vì vậy, cần tiến hành nghiên cứu và xem xét một cách kỹ lưỡng trước khi đưa ra những giải pháp cụ thể cho vấn đề này.
Những phương pháp xử lý nước thải nhiễm dầu nhớt
Phương pháp xử lý hóa lý trong xử lý nước thải nhiễm dầu nhớt
Phương pháp này hiện được áp dụng rộng rãi trong xử lý nước thải nhiễm dầu mỡ, với nhiều ưu điểm nổi bật. Hiệu quả loại bỏ dầu trong nước cao, không chiếm nhiều diện tích và có thể hoàn toàn tự động mà không cần giám sát hoạt động của vi sinh vật. Ngoài ra, phương pháp còn có khả năng loại bỏ các chất độc hại trong nước; góp phần bảo vệ môi trường.
Một số phương pháp xử lý nước thải nhiễm dầu hoá lý bao gồm:
- Lọc rác thải, rác thô qua song chắn rác.
- Phương pháp lắng tụ.
- Lọc dầu trong nước
- Keo tụ và tạo bông.
- Tuyển nổi.
- Hấp phụ.
- Trao đổi ion trong nước.
- Thẩm thấu ngược.
- Siêu lọc để loại bỏ dầu và tạp chất ra khỏi nước.
- Thẩm tách và điện thẩm tách.
- Điện hóa.
Phương pháp xử lý sinh học trong xử lý nước thải nhiễm dầu nhớt
Cơ chế của phương pháp này là sử dụng các loại vi sinh vật nhằm phân hủy các chất hữu cơ trong dầu nhớt.
- Ưu điểm: Có khả năng loại bỏ chất hữu cơ hoàn toàn trong nước, thiết kế đơn giản, dễ sử dụng. Có thể điều chỉnh hàm lượng vi sinh theo nồng độ và lưu lượng nhiễm dầu trong nước.
- Nhược điểm: Chi phí đầu tư trong xử lý sinh học khá lớn. Nếu tăng lưu lượng nước thải phát sinh sẽ phải tăng diện tích xử lý mới đạt hiệu quả như mong muốn.
Các phương pháp cụ thể bao gồm:
- Xử lý bằng phương pháp hiếu khí.
- Xử lý bằng phương pháp kỵ khí.
- Xử lý bằng phương pháp thiếu khí.
Phương pháp hóa học trong xử lý nước thải nhiễm dầu nhớt
Phương pháp này chủ yếu nhằm loại bỏ các chất hòa tan, thường được sử dụng để xử lý sơ bộ trước khi qua giai đoạn xử lý sinh học; hoặc để xử lý nước lần cuối trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Cụ thể như sau:
- Trung hòa.
- Oxy hóa.
- Khử.
Quy trình công nghệ xử lý nước thải dầu nhớt
Nước thải nhiễm dầu mỡ thường xuất phát từ nhiều nguồn và chứa nhiều loại tạp chất khác nhau. Vì vậy, để xử lý hiệu quả, cần phân chia quy trình thành nhiều giai đoạn và áp dụng các phương pháp xử lý theo từng cấp.
Mời các bạn cùng tham khảo quy trình công nghệ xử lý nước thải nhiễm dầu của công ty Môi trường Phước Trình sau đây:
Bể tách dầu trong xử lý nước thải nhiễm dầu nhớt
Nước thải sau khi thu gom sẽ được dẫn vào hố thu, sau đó chuyển đến bể tách dầu để loại bỏ lớp dầu nổi trên bề mặt. Lượng dầu tách ra sẽ được thu gom và lưu trữ trong các bồn chứa riêng. Tiếp theo, phần nước thải sẽ được dẫn đến bể điều hòa để thực hiện các bước xử lý tiếp theo. Nó giúp điều chỉnh lưu lượng và ổn định chất lượng nước trước khi tiến hành các giai đoạn xử lý tiếp theo.
Hố thu gom
Nước thải được thu gom sẽ chảy qua hệ thống ống dẫn và tập trung tại bể chứa chính. Tại đầu ống dẫn và cửa vào của bể chứa, các thiết bị chắn rác được lắp đặt nhằm giữ lại các loại rác thải lớn. Nhờ đó, các chất thải có kích thước lớn được loại bỏ trước khi nước thải đi vào quy trình xử lý tiếp theo; nó giúp hạn chế tắc nghẽn và đảm bảo hiệu suất của các thiết bị phía sau.
Bể tuyển nổi
Trong quá trình xử lý tại bể tuyển nổi, các thành phần như chất rắn hòa tan; dầu mỡ và các hạt rắn có trong hỗn hợp lỏng sẽ được tách ra nhờ áp suất khí hòa tan. Khi khí áp đẩy các hạt nổi lên, lớp dầu mỡ được gom lại và chuyển sang bể chứa bùn để tiến hành xử lý. Lượng bùn dầu này sau đó sẽ được đưa vào máy ép bùn và xử lý theo chu kỳ để đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, phần nước thải còn lại cùng với dầu mỡ không lắng sẽ được chuyển đến bể UASB. Tiếp tục qua các giai đoạn xử lý sinh học nhằm phân hủy và loại bỏ các chất ô nhiễm còn sót lại.
Bể điều hoà
Từ hố thu sẽ chuyển qua bể tách dầu để loại bỏ dầu nổi trên mặt nước. Lượng dầu này sẽ được đưa vào bồn chứa dầu. Tiếp đến, đưa tới bể điều hoà để tiếp tục xử lý.
Bể UASB
Bể UASB xử lý dầu mỡ theo nguyên lý kỵ khí với ba giai đoạn chính: thủy phân, axit hóa và metan hóa. Sau khi kết thúc quy trình này, một phần dầu mỡ sẽ được chuyển xuống bể chứa bùn để đưa vào máy ép và xử lý định kỳ. Phần nước còn lại sẽ tiếp tục chảy sang bể Anoxic để thực hiện các bước xử lý tiếp theo.
Bể lắng 2
Tại bể lắng 2, các chất thải lẫn trong nước sẽ được lắng lại và chuyển về bể chứa bùn rồi đưa sang máy ép bùn để tạo thành các bánh bùn. Phần nước phía trên sẽ chuyển sang bể trung gian.
Bể Anoxic và bể Aerotank
- Bể Anoxic có tác dụng lên men để xử lý nitơ trong nước thải. Tại đây sẽ diễn ra quá trình Nitrat hoá và khử Nitrat.
- Bể Aerotank là công trình sinh học hiếu khí tác dụng giúp vi sinh vật phân hủy hợp chất hữu cơ trong quá trình xử lý nước thải nhiễm dầu nhớt.
Bể trung gian và bể lọc áp lực
Bể trung gian có chức năng ổn định lưu lượng nước trước khi chuyển đến bể lọc áp lực. Tại đây, nước được dẫn qua các lớp vật liệu lọc nhằm loại bỏ các chất lơ lửng và tạp chất còn sót lại. Sau đó, nước thải sẽ đi qua bể khử trùng để tiêu diệt vi khuẩn và vi sinh vật gây hại, cuối cùng xả ra nguồn tiếp nhận một cách an toàn.
Kết luận
Trên đây là chia sẻ của Môi trường Phước Trình về xử lý nước thải nhiễm dầu nhớt. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về các phương pháp, quy trình xử lý. Bạn đã sẵn sàng để xây dựng một công trình xử lý nước thải hiện đại, hiệu quả chưa? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn các giải pháp tốt nhất nhé!