QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CƠ BẢN CHO MỘT HỆ THỐNG THÔNG THƯỜNG

QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CƠ BẢN CHO MỘT HỆ THỐNG THÔNG THƯỜNG

QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CƠ BẢN CHO MỘT HỆ THỐNG THÔNG THƯỜNG

QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CƠ BẢN CHO MỘT HỆ THỐNG THÔNG THƯỜNG

QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CƠ BẢN CHO MỘT HỆ THỐNG THÔNG THƯỜNG
QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CƠ BẢN CHO MỘT HỆ THỐNG THÔNG THƯỜNG
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG PHƯỚC TRÌNH

QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CƠ BẢN CHO MỘT HỆ THỐNG THÔNG THƯỜNG

Quy trình xử lý nước thải đóng vai trò vô cùng quan trọng của một hệ thống xử lý dù lớn hay nhỏ, mức độ ô nhiễm cao hay thấp. Nếu bạn đang tìm kiếm một quy trình xử lý nước thải cơ bản cho một hệ thống thông thường thì có thể tham khảo bài viết này.

Quy trình xử lý nước thải cho một hệ thống xử lý cơ bản

Quy trình xử lý nước thải là một trong những yếu tố quyết định khả năng vận hành cũng như tính hiệu quả của toàn bộ hệ thống xử lý nước thải, từ đó xác định được chất lượng nước thải đầu ra có đáp ứng được tiêu chuẩn. Dưới đây là quy trình xử lý nước thải cho một hệ thống xử lý cơ bản mà bạn có thể tham khảo.

Công đoạn 1: Xử lý sơ bộ

Công đoạn này gồm 4 bước:

  • Song chắn rác: Mục đích để loại bỏ rác có kích thước lớn có trong nước thải. Nếu nước thải có quá nhiều rác thải lớn có thể sử dụng hệ thống trục vớt hoặc máy nghiền nát.
  • Bể lắng cát: Mục đích để lắng các hạt cát vô cơ xuống vì cát có thể làm cho ống dẫn bùn không hoạt động, hư máy bơm
  • Tuyển nổi: Mục đích để loại bỏ các tạp chất nhẹ hơn lơ lửng và nén bùn cặn, khử các hạt nhỏ nhẹ, lắng chậm trong thời gian ngắn. Phương pháp này áp dụng bằng cách sục khí Ozone. Bọt khí kết dính các hạt, khi lực nổi của tập hợp các bóng khí và hạt đủ lớn sẽ nổi lên, sau đó loại bỏ lớp bọt.
  • Bể lắng 1: Phương pháp đơn giản nhất, chỉ cần cho các vật thể rắn không thể hòa tan trong nước lắng xuống đáy là có thể tách ra.

Công đoạn 2: Xử lý phân hủy sinh học kỵ khí

Đây là phản ứng sinh hóa phức tạp được thực hiện bởi một số loại VSV trong môi trường gần hư không có Oxy. Quá trình này 1 loại khí chủ yếu gồm CH4 và CO2 được sinh ra. Để VSV hoạt động và phân hủy tốt thì hệ thống cần đáp ứng một số yếu tố nhất định.

Công đoạn 3: Xử lý phân hủy Ozon

Đây là công đoạn sử dụng phương pháp Oxy hóa nâng cao (Ozon là chất oxy hóa thường được sử dụng) để loại bỏ các chất khó phân hủy như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ…

Công đoạn 4: Tuyển nổi thứ cấp và lắng thứ cấp

Đây là hệ thống có nguyên lý hoạt động tương tự tuyển nổi 1 và bể lắng 1 để góp phần đảm bảo nước thải thải ra môi trường đảm bảo tiêu chuẩn.

Công đoạn 5: Xử lý và tái sử dụng bùn thải

Bùn là thứ được sinh ra trong quá trình xử lý và cần được xử lý. Ở công đoạn này bùn được hút ra ngoài bằng máy bơm rồi được xử lý và tái sử dụng để không ảnh hưởng đến môi trường.

Một quy trình xử lý nước thải hiệu quả sẽ loại bỏ những gì?

Một quy trình xử lý nước thải khoa học, tùy vào từng loại nước thải mà kết hợp các công nghệ khác nhau, nhằm loại bỏ tối đa các thành phần gây ô nhiễm được liệt kê chi tiết ngay bên dưới:

    • Nhu cầu oxy hóa học (COD): Lượng oxy cần thiết để thực hiện quá trình oxy hóa các hợp chất trong nước, bao gồm chất hữu cơ và vô cơ. COD được dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm hữu cơ và vô cơ của nước thải.
    • Nhu cầu oxy sinh học (BOD): Lượng oxy cần thiết để thực hiện quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ dễ bị vi sinh vật phân hủy. BOD được dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm hữu cơ của nước thải.
    • Coliform: Vi sinh gây bệnh
  • Độ màu
  • Nitơ và phốt pho: Chất gây phú dưỡng hóa nguồn nước
  • Chất rắn lơ lửng (TSS): Lượng chất rắn không hòa tan và khó lắng đọng có trong nước

Tùy thuộc đặc tính nước thải, lưu lượng nước, thành phần ô nhiễm mà quy trình cũng như công nghệ, phương pháp xử lý sẽ khác nhau để đảm bảo tiêu chuẩn nước thải đầu ra. Để được hỗ trợ tư vấn bạn có thể liên hệ cho chúng tôi theo Hotline 0936.199.477

Phước Trình Copyright @ 2024. Phát triển bởi tltvietnam.vn
Online: 4 | Tổng: 642817
zalo
zalo
Nhắn tin messenger
Facebook