SỰ CỐ VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ

SỰ CỐ VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ

SỰ CỐ VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ

SỰ CỐ VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ

SỰ CỐ VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ
SỰ CỐ VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG PHƯỚC TRÌNH

SỰ CỐ VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ

SỰ CỐ VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ

Như chúng ta đã biết thì bùn hoạt tính quyết định 80% hiệu quả xử lý nước thải đối với một trạm xử lý nước thải. Tại một trạm x lý nước thải có quá trình xử lý sinh học, được chia làm các dạng như sau:

- Xử lý sinh học hiếu khí (Aerotank) đơn giản.

- Xử lý sinh học thiếu khí – hiếu khí (Anoxic – Aerotank).

- Xử lý sinh học kỵ khí – thiếu khí – hiếu khí.

- Xử lý sinh học tùy nghi (mương oxy hóa kéo dài).

**SỰ CỐ NỔI BỌT TRẮNG**

Đặc điểm:

- Bọt to, nổi nhiều tăng dần tới đầy mặt bể. Khi đó người vận hành phải kiểm tra tính chất nước thải đầu vào.

Khắc phục:

- Nước thải chứa nhiều chất hoạt động bề mặt (bọt trắng nổi như bọt xà phòng) ta sục khí, khuấy đều 30 phút đến 1 tiếng thì bọt sẽ giảm dần rồi hết, pH của nước thải cao >8. Sự cố này, cần kiểm tra tính chất nước tahir đầu vào, điều chỉnh pH giảm xuống thích hợp với quá trình xử lý sinh học, hoặc sử dụng hóa chất phá bọt (hạn chế sử dụng do giá thành cao).

**SỰ CỐ BỌT NỔI DO QUÁ TẢI**

Hiện trạng nổi bọt trắng nhiều trên bề mặt do các yếu tố sau:

- Lượng vi sinh hoạt tính trong bể xử lý hiếu khí quá ít (dưới 10% tương đương MLSS < 1000mg/l)

- Do nồng độ chất hữu cơ trong bể xử lý sinh học hiếu khí cao (giá trị COD trong bể vi sinh hoạt tính vượt quá khả năng xử lý của các vi sinh vật hiếu khí rất nhiều lần (COD>1200mg/l) trong đó COD 800 – 1000 mg/l vii sinh hiếu khí bị sốc).

Khắc phục:

- Để khắc phục hiện tượng bọt nổi do nồng độ COD vượt quá khả năng xử lý của vi sinh vật. Bạn cần kiểm tra lại tính chất nước thải đầu vào và các công đoạn xử lý trước khi nước thải đi vào bể vi sinh hiếu khí.

- Để khắc phục hiện tượng bọt nổi nhiều do lượng vi sinh hoạt tính trong bể rất ít, bạn cần bổ sung thêm lượng vi sinh vật trong bể bằng cách mua thêm bùn vi sinh.

**SỰ CỐ BỌT MÀU TRẮNG NỔI TO CÓ BÙN TRÊN BỀ MẶT CÁC BỌT NỔI, BÙN MÀU NÂU ĐEN**

Nguyên nhân:

- Vi sinh vật bị chết, lượng vi sinh vật này tiết ra các chất nồng, hình thành các bọt khí trên bề mặt, bùn vi sinh hoạt tính bị chết sẽ bám lên các bọt khí đó.

Cách khắc phục:

- Ngay lập tức tiến hành cứu lượng vi sinh hoạt tính còn lại trong bể sinh học hiếu khí bằng cách: tắt sục khí để lắng 1 tiếng, tiến hành bơm nước thải ra (ức chế vi sinh vật). Tiến hành bơm nước thải sạch vào bể Aerotank sục khí 30 phút và để lắng, tiếp tục bơm nước ra.

**SỰ CỐ BÙN MỊN, BÙN LẮNG CHẬM, NƯỚC THẢI SAU LẮNG 30 PHÚT CÓ MÀU VÀNG**

Nguyên nhân:

- Bùn vi sinh hoạt tính bị mất hoạt tính (bùn mịn) do vi sinh vật thiếu thức ăn (chất hữu cơ). Vi sinh vật thiếu thức ăn nên bùn vi sinh không phát triển, bùn rất mịn.

 

Cách khắc phục:

- Tăng tải lượng (lượng thức ăn) cho vi sinh bằng cách:

+ Tăng lưu lượng nước cần xử lý.

+ Bổ sung thêm các chất hữu cơ tự nhiên cho vi sinh vật phát triển hãy liên lạc với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các loại chất dinh dưỡng và loại chất sinh dưỡng bổ sung cho vi sinh vật.

**HIỆN TƯỢNG BÙN NỔI TRONG BỂ LẮNG**

Tình trạng:

- Bùn tại bể lắng nổi lên từng tảng hoặc nổi lên từng cục có màu đen hoặc màu nâu. Bùn nổi trôi lẫn theo dòng nước đầu ra và làm mất bùn.

Nguyên nhân:

- Trong nước tahir chứa nhiều vi sinh vật Nitrosomonas và Nitrobacter oxy hóa amoni thành nitrat, khi bùn vi sinh qua bể lắng, bùn lắng dưới đáy bể lắng. Khi bùn lắng lại vi sinh vật tiêu thụ hết lượng DO trong dòng nước thải. Khi đó, vi sinh vật bị thiếu khí N2 sẽ tiêu thụ lượng oxy trong NO3 (khử nitrat tạo thành khí Nito trong bông bùn, lúc này bông bùn trở nên nhẹ hơn nước và nổi lên trên bề mặt bể lắng (hiện tượng bùn nổi).

- Các yếu tố dẫn tới bùn bị nổi trên bề mặt bể lắng:

+ Thời gian lưu bùn lâu.

+ Nitrat tồn tại nhiều trong nước thải sau bể Aerotank.

+ Lượng COD sau xử lý Aerotank còn.

Cách khắc phục:

- Phương án khắc phục tạm thời là không để bùn nằm trong bể lắng lâu, bằng cách tăng lượng bùn tuần hoàn, hạn chế các vùng chết (bùn không được bơm về, sau đó người vận hành kiểm tra tính chất của nước thải đầu vào, kiểm tra hiệu quả xử lý Nitrat (khử Nitrat) tại bể vi sinh thiếu khí (Anoxic).

Trên đây, là tất cả các kiến thức mà Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ Môi trường Phước Trình muốn cung cấp thêm cho Quý khách hàng biết và tham khảo để ứng phó và khắc phục với hệ thống xử lý nước hiện hữu mà các Công ty, Doanh nghiệp đang vận hành. Nếu có thắc mắc hay gặp sự cố gì cần khắc phục hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được phục vụ.

 

Phước Trình Copyright @ 2024. Phát triển bởi tltvietnam.vn
Online: 4 | Tổng: 635474
zalo
zalo
Nhắn tin messenger
Facebook