THIẾT KẾ THI CÔNG THI CÔNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT BÁNH TRÁNG
NGÀNH NGHỀ SẢN XUẤT BÁNH TRÁNG
Bánh tráng hay còn gọi là bánh đa, là loại thực phẩm sử dụng nguyên liệu chính là bột tráng mỏng, phơi khô. Có thể ăn bằng cách nướng giòn hoặc nhúng qua nước.
Tên gọi bánh tráng có nguồn gốc từ miền Nam, do công đoạn chế biến cần phải tráng mỏng.
Nguyên liệu chính là bột gạo pha với nước.
Các sản phẩm chế biến từ bánh tráng:
- Bánh tráng cuốn thịt luộc;
- Gỏi cuốn;
- Bánh tráng trộn;
- Nem nướng cuốn bánh tráng…
Phân loại bánh tráng:
- Theo hình dạng: tròn và vuông;
- Theo nguyên liệu: gạo, bắp, khoai mì, bột mì…
- Gia vị.
Quy trình sản xuất bánh tráng
Quy trình sản xuất bánh tráng
Nước thải sản xuất bánh tráng
Nước thải sản xuất bánh tráng thường chứa nhiều chất hữu cơ hòa tan và lơ lửng, trong đó chủ yếu là các hợp chất cacbonhydrat như: tinh bột, đường, các acid hữu cơ…có khả năng phân hủy sinh học thích hợp với các biện pháp xử lý vi sinh.
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT BÁNH TRÁNG
Môi trường Phước Trình xin đề nghị quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất bánh tráng áp dụng phương pháp sinh học như sau:
Công nghệ xử lý nước thải sản xuất bánh tráng
Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất bánh tráng
Nước thải sản xuất bánh tráng sẽ được dẫn vào hầm biogas, tại hầm biogas xử lý được phần lớn chất hữu cơ và làm giảm đáng kể lượng khí độc sinh ra, tiêu diệt các mầm bệnh trong nước thải, đồng thời cung cấp một lượng khí đốt rẻ tiền. Sau khi nước thải chứa đầy hầm biogas sẽ tràn theo đường ống qua bể điều hòa của hệ thống xử lý nước thải.
Bể điều hòa: tại đây máy thổi khí tiếp tục cung cấp khí cho bể. Khí sẽ được xáo trộn với nồng độ thích hợp nhằm ngăn chặn hiện tượng lắng cặn gây mùi hôi thối cho bể. Ngoài ra, bể còn có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ của nước thải.
Bể thiếu khí kết hợp hiếu khí có thể xử lý tổng hợp: khử BOD, khử NH4+ và khử NO3- thành N2. Với việc kết hợp bể bùn hoạt tính xử lý và quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD, do đó không phải cấp thêm lượng cacbon khi cần khử NO3-, tiết kiệm được một phần hai lượng oxy khi nitrat hóa khử NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3-. Nước thải trong bể Aerotank được tuần hoàn liên tục lại bể Anoxic để thực hiện quá trình khử NO3- có trong nước thải.
Bể hiếu khí: Vi sinh vật trong bể Aerotank sẽ được thêm vào định kỳ từ bùn tuần hoàn tại bể lắng. Các VSV này sẽ phân hủy các chất hữu cơ thành sản phẩm cuối cùng là khí cacbonic và H2O làm giảm nồng độ bẩn trong nước thải. Trong bể Aerotank còn có thêm vật liệu tiếp xúc nhằm tăng cơ hội tiếp xúc giữa vi sinh vật với nước thải, đồng thời là môi trường để vi sinh vật phát triển và dính bám.
Sau khi xử lý sinh học, nước thải tràn qua bể lắng để lắng bùn. Tại đây nước di chuyển trong ống trung tâm xuống đáy bể sau đó di chuyển từ dưới lên trên chảy vào máng thu nước để tràn sang bể khử trùng. Phần bùn lắng xuống đáy bể một phần được tuần hoàn lại bể sinh học thiếu khí và hiếu khí để duy trì nồng độ bùn, phần bùn thải sẽ được bơm vào bể chứa bùn.
Trong bể khử trùng Javen: Nước Javen sẽ được bơm vào nước thải bằng bơm định lượng. Nhờ tác dụng của chất oxy hóa mạnh, các vi sinh vật nguy hiểm trong nước thải sẽ bị tiêu diệt, đảm bảo đạt tiêu chuẩn về mặt vi sinh.
Cuối cùng nước thải được đưa vào hồ sinh học để ổn định nước thải.
Nước thải sau xử lý đảm bảo quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT sẽ xả ra nguồn tiếp nhận.
Bùn dư của bể lắng sinh học và các bùn rắn từ các quá trình lược rác được dẫn về bể chứa bùn. Quá trình ổn định bùn kỵ khí diễn ra trong khoảng thời gian dài sẽ giúp cho bùn ổn định, dễ lắng và mất mùi hôi. Sau một thời gian, bùn được đưa đi chôn lấp.
Nước sau bể khử trùng được thải ra nguồn tiếp nhận theo QCVN 40:2011/BTNMT
Công nghệ xử lý nước thải sản xuất bánh tráng có các ưu điểm:
- Chi phí vận hành thấp
- Dễ vận hành
- Hiệu quả xử lý BOD,COD,N,P cao
- Nước thải đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra
- Phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam
- Có thể sử dụng bùn để làm phân vi sinh bón cho cây trồng