THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẾT MỔ GIA SÚC

THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẾT MỔ GIA SÚC

THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẾT MỔ GIA SÚC

THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẾT MỔ GIA SÚC

THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẾT MỔ GIA SÚC
THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẾT MỔ GIA SÚC
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG PHƯỚC TRÌNH

THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẾT MỔ GIA SÚC

Việc xử lý nước thải giết mổ gia súc hiện nay đương nhiên không đơn giản, bởi nguồn thải này tỏ ra vô cùng phức tạp với nhiều thành phần ô nhiễm. Đặc trưng cho nước thải này là sự hiện diện đáng kể của dầu mỡ, nồng độ chất hữu cơ ở mức cao, cùng việc hàm lượng nito và photpho vượt quá những quy chuẩn cho phép. Hãy cùng Môi trường Phước Trình tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây.

I. Ô nhiễm bởi thực trạng xử lý nước thải gia súc không đạt tiêu chuẩn

Trong giai đoạn từ 2020 - 2025, việc quản lý và xây dựng các điểm giết mổ đạt chuẩn đã được đề ra. Theo đó, yêu cầu rằng các cơ sở phải được trang bị trạm xử lý nước thải từ quá trình giết mổ gia súc. Tuy nhiên, tình hình tại tỉnh Lào Cai hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi chỉ có một cơ sở giết mổ tập trung và tới 481 điểm giết mổ nhỏ. Phân tán ở các hộ gia đình mà quản lý trở nên không thể kiểm soát.

Hầu hết các điểm giết mổ này sử dụng nền xi măng làm nền móng, dụng cụ giết mổ thiếu hiện đại. Và hệ thống xử lý nước thải còn thiếu thốn. Đồng thời không đảm bảo các điều kiện vệ sinh và an toàn thực phẩm. Thêm vào đó, nhiều trường hợp đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải từ hầm biogas. Nhưng, chất lượng nước sau quá trình xử lý vẫn chưa thể được cải thiện.

II. Các phương pháp xử lý nước thải giết mổ gia súc

1. Phương pháp cơ học

Phương pháp cơ học được áp dụng trong quá trình xử lý nước thải bao gồm các bước sau:

  • Hố thu gom. Ở bước này, nước thải từ quá trình giết mổ được đưa vào hố thu gom, nơi chất không hòa tan được loại bỏ. Nhiệm vụ chính là giữ lại các cặn bẩn có kích thước lớn. Ví dụ như giấy, cỏ, rác, và các tạp chất khác.

  • Bể lắng. Sau khi qua hố thu gom, nước thải chuyển vào bể lắng, nơi cơ hội cho chất rắn lơ lửng lắng đọng. Trong bể này, các hạt nhẹ hơn sẽ nổi lên trên mặt nước. Tạo thành lớp bọt khí và các tạp chất dễ bay hơi.

  • Bể tách dầu mỡ. Bước tiếp theo là bể tách dầu mỡ, nơi nhiệm vụ là thu gom, tách và xử lý lượng dầu nổi lên trên mặt nước. Dầu mỡ này sau đó sẽ được đưa đi xử lý định kỳ để đảm bảo loại bỏ khỏi quá trình xử lý nước thải.

  • Bể hòa liều. Để ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn và tránh mùi hôi, bể hòa liều thực hiện việc hòa trộn nước thải trong bể. Chức năng của bề này bao gồm điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào. Đồng thời tạo điều kiện cho việc trộn đều chất thải để đảm bảo quá trình xử lý hiệu quả.

2. Phương pháp hoá lý trong xử lý nước thải giết mổ

Phương pháp hóa lý được áp dụng trong việc xử lý nước thải từ quá trình giết mổ thường sử dụng một loạt các kỹ thuật. Ví dụ như xử lý bằng phương pháp keo tụ, đông tụ, tuyển nổi, trao đổi ion, thẩm thấu ngược, siêu lọc và nhiều cách khác.

3. Phương pháp keo tụ - đông tụ

Trong việc xử lý nước thải bằng phương pháp keo tụ và đông tụ, dù đã áp dụng nhiều phương pháp khác nhau, nước thải vẫn còn chứa nhiều hạt rắn nhỏ. Do đó, trước khi tiến hành xử lý, cần tăng kích thước của các hạt rắn này để làm tăng tốc độ lắng của chúng. Trong quá trình này, việc loại bỏ các hạt rắn bằng lực hấp dẫn của trọng lực cần phải thực hiện việc trung hòa điện tích (đông tụ). Sau đó tạo ra cặn bông có kích thước lớn (keo tụ).

  • Các chất đông tụ thường được sử dụng như muối nhôm hoặc muối sắt. Quá trình đông tụ phụ thuộc vào tính chất hóa lý của nước thải, chi phí, nồng độ tạp chất và pH của nước thải. Các muối nhôm như Al2(SO4)3.18H2O, NaAlO2, AI(OH)2CI, NH4AI(SO4)2.12H20 thường được sử dụng.

  • Ngoài ra, trong quá trình keo tụ, sự tương tác giữa các phân tử hạt keo bị hấp phụ trên các hạt lơ lửng là quan trọng. Các chất keo có khả năng giảm chất đồng tụ, rút ngắn thời gian đông tụ và tăng tốc độ lắng đáng kể. Một số chất keo tụ thường sử dụng bao gồm tinh bột, ete, xenlulozo, dectrin, dioxyt sillic hoạt tính.

4. Phương pháp tuyển nổi

Phương pháp này liên quan đến cách tách các chất dạng rắn hoặc lỏng không hòa tan, tự lắng kém ra khỏi pha lỏng và tạo thành bùn sinh học. Để đảm bảo hiệu suất cao, cần tiến hành sục các bọt khí để làm nổi lên các hạt nhẹ trên mặt nước. Ưu điểm chính của phương pháp này là khả năng tách hạt chất nhỏ, nhẹ một cách hiệu quả trong thời gian ngắn.

5. Phương pháp sinh học trong xử lý nước thải giết mổ

Phương pháp xử lý nước thải sinh học trong quá trình giết mổ gia súc bao gồm hai phần chính: Xử lý hiếu khi và kỵ khí. Các vi sinh vật được sử dụng tiêu thụ chất hữu cơ và các chất ô nhiễm có trong nguồn nước làm nguồn dinh dưỡng. Hoặc biến đổi chất hữu cơ cao phân tử thành các hợp chất đơn giản hơn. Do đó, vi sinh vật có thể dễ dàng sinh trưởng và tăng sinh khối mới hơn.

Quy trình xử lý nước thải giết mổ gia súc bằng phương pháp sinh học gồm các bước sau:

  • Chuyển các hợp chất carbon vào tế bào vi sinh vật.

  • Kích thích hình thành bông cặn chứa vi sinh vật và chất keo vô cơ.

  • Tiến hành quá trình làng loại bỏ bông cặn khỏi nước.

  • Hướng nước chảy qua máng răng cưa vào bể trung gian chứa nước, nơi tiếp tục xử lý.

  • Áp dụng khử trùng để tiêu diệt các vi khuẩn gây hại. Ví dụ như E.coli và Coliform bằng việc sử dụng các hóa chất.

III. Kết luận

Là đơn vị cung cấp các dịch vụ xử lý nước thải có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành. Môi trường Phước Trình luôn đặt yêu cầu chất lượng công nghệ cũng như tối ưu chi phí dịch vụ là thước đo hài lòng để phục vụ quý khách hàng. 

Nếu bạn đang tìm địa chỉ cung cấp các giải pháp xử lý nước thải uy tín, giá tốt. Hãy liên hệ với chúng tôi. Hãy để Môi trường Phước Trình đồng hành cùng bạn. Chúng tôi tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng nhất trên thị trường cho gia đình bạn.

Phước Trình Copyright @ 2024. Phát triển bởi tltvietnam.vn
Online: 32 | Tổng: 635063
zalo
zalo
Nhắn tin messenger
Facebook