VAI TRÒ CỦA BÙN VI SINH TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

VAI TRÒ CỦA BÙN VI SINH TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

VAI TRÒ CỦA BÙN VI SINH TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

VAI TRÒ CỦA BÙN VI SINH TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

VAI TRÒ CỦA BÙN VI SINH TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
VAI TRÒ CỦA BÙN VI SINH TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG PHƯỚC TRÌNH

VAI TRÒ CỦA BÙN VI SINH TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Bùn hoạt tính hay còn gọi là bùn vi sinh, là bùn được sinh ra từ hệ thống xử lý nước thải theo phương pháp sinh học. Cụ thể như thế nào, bùn hoạt tính ứng dụng ra sao trong hệ thống xử lý nước thải? Cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau.

1. Bùn hoạt tính là gì?

Bùn hoạt tính hay còn gọi là bùn vi sinh, là bùn được sinh ra từ hệ thống xử lý nước thải theo phương pháp sinh học. Khác biệt với bùn thải, bùn vi sinh tập hợp từ những vi sinh vật, nhiều nhất là vi khuẩn, một số còn có thêm nấm men, côn trùng, động vật nguyên sinh … tất cả gọi tắt là vi sinh vật.

Đặc điểm của bùn hoạt tính: Bùn hoạt tính có dạng bông, màu nâu, dễ lắng.

2. Vai trò của bùn hoạt tính trong xử lý nước thải

- Bùn vi sinh hoạt tính là tập hợp vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh,… thành các bông bùn xốp, dễ hấp thụ chất hữu cơ và dễ lắng (vi sinh vật sinh trưởng lơ lửng).

- Bùn vi sinh có các vi sinh vật có lợi tham gia vào quá trình phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ bền vững làm sạch môi trường nước.

Khi đưa nước thải vào trong công trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học (sử dụng vi sinh, bùn hoạt tính), các chất bẩn ở trạng thái hòa tan, keo và không hòa tan phân tán nhỏ sẽ được hập phụ lên bề mặt tế bào vi khuẩn. Sau đó được chuyển hóa và phân hủy nhờ vi khuẩn. Quá trình này gồm 3 giai đoạn sau:

- Khuếch tán, chuyển dịch và hập phụ chất bẩn từ môi trường nước lên bề mặt tế bào vi khuẩn.

- Oxy hóa ngoại bào và vận chuyển các chất bẩn hấp phụ được qua màng tế bào vi khuẩn.

- Chuyển hóa các chất hữu cơ thành năng lượng, tổng hợp sinh khối từ chất hữu cơ và các nguyên tố dinh dưỡng khác bên trong tế bào vi khuẩn.

3. Bùn vi sinh có bao nhiêu loại?

Bùn vi sinh được chia thành 3 loại trong quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học gồm bùn vi sinh hiếu khí, bùn vi sinh thiếu khí và bùn vi sinh kỵ khí. Tùy và các loại nước thải mà đặc tính bông bùn, màu bùn sẽ khác nhau.

Bùn vi sinh hiếu khí: Có màu nâu nhạt hơi sáng màu, bùn có dạng lơ lửng bắt đầu lắng thì có hiện tượng tạo bông.

Bùn vi sinh thiếu khí: Có màu nâu sẫm hơn và to hơn so với hiếu khí, tốc độ lắng cũng nhanh hơn bùn vi sinh hiếu khí

Bùn vi sinh kỵ khí có màu đen, được chia thành bùn kỵ khí lơ lửng và bùn hạt. Bùn hạt có bông to, lắng nhanh, bùn hạt càng lớn thì vi sinh phát triển càng tốt.

4. Quy trình hình thành bùn vi sinh

Quá trình hình thành bùn sẽ dựa vào vi sinh. Vi sinh sẽ tiến hành đồng hóa, hấp thụ, bẻ gãy liên kết của các chất dinh dưỡng có trong nước thải. Chúng hoạt động chủ yếu bằng cách nhân đôi tế bào. Quy trình hình thành bùn trải qua 4 giai đoạn như sau:

Giai đoạn tăng trưởng chậm: Đây còn được gọi là thời gian thích nghi của các vi sinh vật với điều kiện môi trường sống

Giai đoạn tăng sinh khối theo Logarit: Đây là giai đoạn vi sinh vật sử dụng chất dinh dưỡng và bắt đầu tăng trưởng sinh khối.

Giai đoạn tăng trưởng chậm dần: Lúc này quá trình tăng sinh khối giảm, nghĩa là tốc độ tăng sinh khối giảm dần do chất dinh dưỡng của môi trường cạn kiệt.

Giai đoạn hô hấp nội bào: Khi nồng độ dinh dưỡng cạn kiệt, vi khuẩn sẽ tiến hành trao đổi chất bằng các chất nguyên sinh vật có trong tế bào. Sinh khối giảm dần do chất dinh dưỡng còn lại trong tế bào đã chết, khuếch tán ra ngoài để cấp cho tế bào sống.

5. Làm thế nào để bùn vi sinh hoạt động hiệu quả trong quy trình xử lý nước thải?

Có một điều khi sử dụng bùn vi sinh các nhà vận hành cần nắm rõ đó là quá trình sinh sản của các vi sinh vật trong bùn vi sinh không phải là vô tận, muốn chúng phát triển, tăng trưởng cần dựa vào các yếu tố như thức ăn, thông số COD, BOD, tốc độ dòng chảy, độ pH, nhiệt độ, các chất dinh dưỡng và các chất độc… Khi một trong số các yếu tố không thuận lợi thì quá trình sinh sản sẽ ngừng lại.

Do đó để quá trình xử lý nước thải bằng bùn vi sinh hiệu quả thì nhà vận hành hệ thống xử lý nước thải cần nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến vi sinh có trong bùn, từ đó có hướng giải quyết và xử lý sớm nhất, tốt nhất là nên chuẩn bị kỹ trước khi vận hành hệ thống xử lý nước thải bằng bùn vi sinh.

Đặc biệt hơn, bùn hoạt tính hoạt động nhờ vào lượng vi sinh dồi dào. Chính vì vậy để tối đa hiệu quả của bùn vi sinh, nhà vận hành cần bổ sung các hợp chất vi sinh vật thuần chủng được tổng hợp trong men vi sinh xử lý nước thải.

Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ Môi trường Phước Trình có nhiều năm kinh nghiệm trong xử lý nước thải, đặc biệt là trong vấn đề sử dụng vi sinh trong xử lý nước thải. Nếu hệ thống xử lý nước thải bạn đang gặp sự cố về vi sinh, bọt nổi lên nhiều, vi sinh bị chết,,… Thì hãy liên hệ ngay đến Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ Môi trường Phước Trình để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Phước Trình Copyright @ 2024. Phát triển bởi tltvietnam.vn
Online: 154 | Tổng: 623521
zalo
zalo
Nhắn tin messenger
Facebook