XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG PHƯỚC TRÌNH

XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

So với các ngành công nghiệp khác thì ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở nước ta có từ rất lâu đời nhưng phát triển lại chậm hơn so với tình hình phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có những đóng góp rất to lớn đối với sự phát triển kinh tế nước nhà.

Công nghiệp chế biến thực phẩm là một bộ phận của ngành công nghiệp, sử dụng phần lớn nguyên liệu do nông nghiệp cung cấp để chế biến thành những sản phẩm công nghiệp có giá trị.  Công nghiệp chế biến thực phẩm rất đa dạng về ngành nghề, sản phẩm, về quy trình công nghệ, mức độ chế biến…

Hình ảnh các công nhân đang chế biến thực phẩm từ thịt heo


Ngành chế biến thực phẩm, điển hình là chế biến thịt thì mức độ gây ô nhiễm đối với môi trường là rất cao do nguyên liệu đầu vào chứa nhiều vi sinh vật và các chất hữu cơ dễ phân hủy.

Nước thải của ngành chế biến thịt, cá thường bị ô nhiễm nặng do các thành phần hữu cơ như máu, mỡ, protein, cũng như N, P các chất tẩy rửa và các chất bảo quản… Do hàm lượng chất hữu cơ cao, giàu dinh dưỡng nên nguồn nước thải từ các nhà máy này rất thích hợp để các vi sinh vật sinh trưởng và phát triển đồng thời dễ bị lên men gây mùi hôi thối.

Nguồn nước thải thực phẩm gồm:

-         Sữa và các sản phẩm từ sữa

-         Rượu, bia, nước giải khát

-         Dầu thực vật, bánh kẹo

-         Chế biến thực phẩm ăn nhanh, thủy hải sản

-         Đường và các sản phẩm từ đường

-         Chế biến đồ hộp…

Tính chất hóa lý của nước thải ngành công nghiệp chế biến thực phẩm:

-         Chủ yếu chứa các chất hữu cơ ít độc có nguồn gốc từ động thực vật

-         Chất thải hữu cơ có nguồn gốc từ thực vật đa phần là carbon hydrat.

-         Chất thải có nguồn gốc từ động vật có thành phần chủ yếu là protein và chất béo.

-         Chất rắn lơ lửng, COD, BOD, vi khuẩn gây hại.

-         Chế biến thực phẩm thường gây ô nhiễm mùi và nước thải.

Với hàm lượng các chất ô nhiễm cao thì nguồn nước thải từ chế biến thực phẩm cần phải được xử lý trước khi đưa ra môi trường để đảm bảo được chất lượng nguồn nước cũng như môi trường sống của người dân xung quanh.

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải thực phẩm

Thuyết mình quy trình công nghệ xử lý nước thải thực phẩm

Nước thải từ quá trình chế biến thực phẩm sẽ được thu gom chảy qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô trước khi vào hầm tiếp nhận.

Nguồn nước thải được đưa vào bể điều hòa để ổn định lưu lượng và nồng độ nước thải. Tại bể điều hòa có đặt thiết bị thổi khí để tránh lắng cặn và xảy ra hiện tượng phân hủy kỵ khí gây mùi hôi.

Sau đó nước thải được bơm vào bể tuyển nổi để loại bỏ các chất rắn lơ lửng. Tại đây, pH được điều chỉnh thích hợp và sục khí với áp suất và lưu lượng thích hợp để tạo điều kiện tuyển nổi giúp loại bỏ các chất rắn lơ lửng, chất hoạt động, chất hữu cơ…

Nước thải sau khi ra khỏi bể tuyển nổi được bơm vào bể Aerotank nhằm xử lý triệt dể các chất hữu cơ có trong nước. Dưới điều kiện được sục khí liên tục, các vi sinh vật hiếu khí sử dụng nguồn hữu cơ làm chất dinh dưỡng để phát triển.

Nước thải tiếp tục được đưa qua bể lắng II để lắng các bông cặn còn trong nguồn nước. Một phần bông cặn sẽ được đưa vào bể chứa bùn để đem đi xử lý, một phần sẽ được tuần hoàn lại bể Aerotank để đảm bảo mật độ vi sinh vật trong bể. Nước trong bể chứa bùn sẽ được tách ra và tuần hoàn lên hầm tiếp nhận để tiếp tục xử lý. 

Sau đó nước thải được khử trùng để tiêu diệt các vi khuẩn có hại trước khi xả ra nguồn tiếp nhận và chất lượng nước đầu ra đạt yêu cầu xử lý.

Phước Trình Copyright @ 2024. Phát triển bởi tltvietnam.vn
Online: 5 | Tổng: 635082
zalo
zalo
Nhắn tin messenger
Facebook