XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
Nước thải công nghiệp sinh ra từ quá trình sản xuất của nhà máy, xí nghiệp. Đặc tính ô nhiễm và nồng độ của nước thải công nghiệp rất khác nhau, phụ thuộc vào loại hình công nghiệp, dây chuyền và quy mô sản xuất. Do vậy, việc thiết kế giải pháp và công nghệ xử lý nước thải công nghiệp cho từng khách hàng cần đảm bảo tính linh hoạt, phù hợp với thực tế sản xuất.
1. Phân loại nước thải công nghiệp:
Nước thải công nghiệp hay còn gọi là nước thải sản xuất, được sinh ra từ hoạt động chế biến sản xuất của các nhà máy, thường gồm 02 loại: nước thải sản xuất hoặc nước thải hỗn hợp (gồm nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt). Các ngành công nghiệp có khối lượng nước xả thải lớn và mức độ ô nhiễm cao bao gồm như: Thủy sản, dệt nhuộm, giấy & bột giấy , chế biến cao su, mạ kim loại, chế biến thực phẩm đặc biệt (rượu, bia, nước giải khát), luyện kim, gia công kim loại....
2. Thành phần nước thải công nghiệp:
Thành phần gây ô nhiễm chính của nước thải công nghiệp là các chất vô cơ (nhà máy luyện kim, nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, nhà máy phân bón vô cơ,...), các chất hữu cơ dạng hòa tan (thông qua chỉ tiêu BOD), các chất hữu cơ vi lượng gây mùi, vị (phenol, benzen...), các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học, một số chất hữu cơ gây độc hại cho thủy sinh vật (Benzen, chlorebenzen...)
Trong nước thải công nghiệp còn có thể chứa nhiều dầu, mỡ, các chất nổi, chất lơ lửng, kim loại nặng, các chất dinh dưỡng (N, P) với hàm lượng cao.
3. Tính chất vật lý, hóa học đặc trưng của nước thải sản xuất công nghiệp thường bao gồm:
Tính chất vật lý:
Màu, mùi, nhiệt độ, chất rắn (gồm chất rắn nổi, lơ lửng, keo và tan. Có thể loại bỏ một phần bằng lắng, đông tụ. Chất rắn vô cơ hòa tan phổ biến như natri, sunfat, canxi);
Tính chất hóa học:
- Thành phần hữu cơ: Cacbonhydrat, Protein, các chất dinh dưỡng như Nito, Photphos hữu cơ, mỡ, dầu, dầu nhờn, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, Phenol, các chất hoạt động bề mặt,...
- Thành phần vô cơ: Đôh kiềm, Clorua, kim loại nặng, Nito vô cơ, pH, Photphos, lưu huỳnh, các chất độc, các khí: H2S, CH4,...
Tính chất sinh học:
Các nhân tố gây bệnh: Virus, vi khuẩn gây bệnh.
4. Phương pháp và Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp:
Không giống với nước thải sinh hoạt hay y tế, nước thải công nghiệp của cùng 1 ngành cũng có sự khác biệt rất lớn giữa các doanh nghiệp khác nhau, bởi quy trình sản xuất khác nhau, nguyên vật liệu đầu vào có tính chất hoặc thành phần khác nhau, công nghệ sản xuất lạc hậu hay hiện đại cũng ảnh hưởng tới khối lượng và nồng độ chất thải sinh ra. Do vậy, cần dựa vào mẫu xét nghiệm để phân tích chi tiết tính chất nước thải và nồng độ của từng thành phần ô nhiễm để lựa chọn phương pháp và công nghệ xử lý nước thải công nghiệp cho phù hợp với từng thành phần ô nhiễm:
STT | Thành phần ô nhiễm | Phương pháp xử lý phổ biến | Giai đoạn xử lý |
1 | Chất rắn thô | Loại bỏ bằng song/lưới chắn rác | Xử lý bậc I |
2 | Chất rắn lơ lửng |
Bể lắng Tuyển nổi |
Xử lý bậc I |
3 | Chất rắn hữu cơ hòa tan |
Bùn hoạt tính Lọc sinh học |
Xử lý bậc II |
4 | Nito | Bùn hoạt tính -> khử Nito | Xử lý bậc III |
5 | Photpho | Đông tụ và lắng | Xử lý bậc III |
6 | Khử chất rắn lơ lửng mịn | Lọc áp lực | Xử lý bậc III |
7 | Khử vi khuẩn | Tiệt trùng bằng hóa chất hoặc lọc bằng màng | Xử lý bậc III |
8 | Khử muối vô cơ |
Trao đổi ion Bay hơi Thẩm thấu ngược Điện trầm tích |
Xử lý bậc III |
9 | Khử màu | Oxy hóa bậc cao | Xử lý bậc III |
10 | Khử mùi |
Thu hồi khí Tháp khử mùi |
Xử lý bổ sung |
Với đặc tính chứa thành phần ô nhiễm khác nhau cả về số lượng lẫn chất lượng, do vậy rất khó để có thể thiết kế một quy trình và giải pháp xử lý hiệu quả chung cho tất cả các loại nước thải công nghiệp. Do vậy, nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm kiếm công nghệ xử lý một loại nước thải công nghiệp cụ thể, vui lòng liên hệ PHƯỚC TRÌNH để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết.