XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHA KHOA

XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHA KHOA

XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHA KHOA

XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHA KHOA

XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHA KHOA
XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHA KHOA
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG PHƯỚC TRÌNH

XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHA KHOA

Bạn đang là chủ của một chuỗi hệ thống nha khoa nổi tiếng và đang có nhu cầu xử lý nước thải này nhưng chưa tìm được đơn vị đúng với mong muốn của mình? Bạn đang phân vân và không biết nên sử dụng quy trình công nghệ xử lý nào hiệu quả nhất?

Để giúp bạn làm rõ những vấn đề này, Môi trường Phước Trình sẽ tư vấn trực tiếp để đưa ra giải pháp xử lý nước thải nha khoa tối ưu về chi phí và vượt trội về chức năng cùng hiệu quả xử lý đáng tin cậy.

Tổng qua về nước thải phòng khám nha khoa

Nguồn phát sinh

- Nước thải từ quá trình khám, điều trị răng miệng cho bệnh nhân trong quá trình nhổ răng, tẩy trắng, lấy cao răng, vệ sinh dụng cụ, thiết bị y tế.

- Nước thải từ quá trình sinh hoạt của cán bộ nhân viên, bác sĩ, bệnh nhân, người nhà.

Đặc điểm

- Chứa nhiều thành phần hữu cơ, cặn lơ lửng, dầu mỡ,…

- Chứa nhiều vi sinh vật gây hại như Coliform, Salmonella, Shigella, Vibrioocholerae,…

- Chứa hợp chất nito, photpho, dịch máu, hóa chất, chất tẩy rửa, dung môi.

- Chứa nhiều hợp chất phóng xạ từ hoạt động chụp X – quang

Lưu ý khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải phòng khám nha khoa

Tìm hiểu lưu lượng nước thải

- Quá trình hoạt động phát sinh lượng nước thải không quá lớn, thông thường <10 m3/ngày.đêm

- Xác định lưu lượng theo từng thời điểm để tính toán công suất thiết kế hệ thống chính xác.

Tìm hiểu tiêu chuẩn xử lý

Theo quy định, nước thải nha khoa được xử lý phải đạt tiêu chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT về nước thải y tế.

Tìm hiểu công nghệ

- Dựa vào công suất, loại hình nước thải, thành phần đặc trưng

- Dựa vào khả năng xử lý

- Dựa vào chi phí đầu tư, vận hành, bảo trì

- Dựa vào khả năng mở rộng khi nâng công suất

- Dựa vào khả năng thích ứng khi tăng tải lượng, chất ô nhiễm đầu vào

Tìm hiểu phương án Thiết kế – Thi công – Lắp đặt

- Xác định mặt bằng bố trí quy trình xử lý

- Xác định và xây dựng kế hoạch lắp đặt hệ thống

- Xác định thiết bị, máy móc cần lắp đặt

- Xác định vị trí đường ống, bồn bể xử lý

- Xác định vị trí xả thải hoặc nhu cầu tái sử dụng

Công nghệ xử lý nước thải nha khoa đạt chuẩn

Công nghệ MBR là công nghệ xử lý vi sinh nước thải bằng phương pháp lọc màng. MBR là viết tắt cụm từ Membrance Bio Reator (Bể lọc sinh học bằng màng).

Nước thải y tế phát sinh từ các hoạt động khám và chữa bệnh sẽ được thu gom thông qua hệ thống ống dẫn về hố thu gom. Tại vị trí hố thu gom được bố trí một bơm nước đặt chìm hoạt động tự động thông qua phao báo mức (nước đầy tự động bơm, nước cạn tự động ngắt) bơm vào hệ thống xử lý nước thải hợp khối bnagwf công nghệ MBR.

Trong hệ thống xử lý nước thải hợp khối gồm các ngăn bể sau:

- Ngăn điều hòa nước thải: Nước thải từ hoạt động khám chữa bệnh phát sinh không đều theo từng ngày và từng giờ, tùy thuộc vào lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh. Do đó phải có năng điều hòa nước thải để điều hòa nồng độ và lưu lượng nước thải sao cho ổn định trước khi bơm vào ngăn xử lý sinh học hiếu khí có màng MBR.

Tại ngăn điều hòa nước thải sẽ được bố trí một bơm hoạt động tự động được điều chỉnh lưu lượng thích hợp sao cho lưu lượng nước vào ngăn sinh học ổn định theo đúng công suất xử lý mong muốn.

- Ngăn xử lý sinh học hiếu khí có màng MBR tách nước sạch: Trong ngăn xử lsy sinh học hiếu khí có các vi sinh vật hoạt động để phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải y tế. Duy trì hoạt động của vi sinh vật bằng cách thổi khí phân tán vào trong bể.

Khi đạt đủ thơi gian xử lý thích hợp thì nước sạch được tách ra bằng cách hút thông qua màng MBR với kích thước lỗ màng 0,1 µm, đảm bảo phần cặn bẩn, bùn, vi sinh vật gây bệnh sẽ được giữ lại trong bể sinh học. Nước sạch sẽ được chuyên qua ngăn chứa nước sạch. Nước sau khi được xử lý bằng vi sinh vật và lọc qua màng MBR đạt Quy chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT -–Cột B.

- Ngăn chứa nước sạch: Nước sạch sau xử lý sẽ được chứa trong ngăn chứa nước sạch. Ngăn này có chức năng chứa nước sạch để thuận tiện cho việc kiểm tra và sử dụng nước sạch sau xử lý để tuần hoàn rửa ngược màng định kỳ đảm bảo màng hoạt động hiệu quả nhất.

- Ngăn chứa bùn: Một thời gian lượng bùn và cặn trong bể sinh học sẽ nhiều và đậm đặc sẽ được chuyển bớt qua bể chứa bùn, từ đó lắng cặn, tách nước và chuyển đổ bỏ. Tuy nhiên lượng bùn này sinh ra không nhiều và không đáng kể.

Ưu điểm của màng MBR

- Hệ thống xử lý nước thải sử dụng công nghệ màng lọc sinh học MBR tăng hiệu quả xử lý sinh học từ 10 – 30%...

- Không cần bể lắng và giảm kích thước bể nén bùn

- Không cần tiệt trùng nhờ màng MBR đã khử triệt để Coliform

- Trong điều kiện thay đổi đột ngột, hệ thống được điều chỉnh cho ổn định bnagwf kỹ thuật không sục khí – sục khí – không sục khí

- Khắc phục được các yếu điểm (nén bùn và tạo bọt) trong phương phá bùn hoạt tính (dùng màng khử hiệu quả Nutrient và E.Coli)

- Dễ kiểm soát và bảo trì hệ thống tự động

Với những phòng khám nha khoa có quy mô lớn, lưu lượng cũng như nồng độ  các chất ô nhiễm đều cao, do đó, nếu chỉ xử lý qua một công nghệ MBR thì không thể nào làm sạch hết các chất ô nhiễm có trong nước thải.

Đối với những phòng khám nha khoa có quy mô lớn, có thể áp dụng công nghệ xử lý theo sơ đồ trên. Ngoài áp dụng công nghệ MBR, trước đó có thể sử dụng thêm phương pháp sinh học kỵ khí và thiếu khí để xử lý nồng độ chất ô nhiễm hữu cơ cao, xử lý được Nito, Photpho trong nước thải,...Việc xây dựng thêm hai bể kỵ khí và thiếu khí tốn nhiều diện tích và chi phí đầu tư, do đó, đối với các hệ thống xử lý nước thải phòng khám nha khoa quy mô vài trăm lít, không cần thực hiện phương pháp trên.

Công nghệ xử lý AO xử lý nước thải nha khoa

Công nghệ xử lý AO phù hợp với khoảng 80% bệnh viện hiện nay vì công nghệ này có hiệu quả xử lý cả BOD, COD, Amoni, Nitrat. Hiệu quả xử lý cao với quy trình xử lý tiên tiến đã giúp công nghệ AO trở lên vượt bậc so với các công nghệ tương đương.

Nước thải dẫn qua hệ thống gom nước về hố thu nước thải. Hố thu nước bằng bê tông cốt thép được xây dựng để thu nước thải từ các vị trí xả thải trong bệnh viện. Tại hố thu nước thải có gắn 2 bơm chìm (hoạt động luân phiên) để bơm nước từ hố thu về bể điều hòa. Bơm chìm hoạt động theo mực nước tự động bơm nước thải về bể điều hòa thông qua hệ thống ống dẫn dẫn nước về bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và nồng độ.

Bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng và nồng độ dòng nước tránh làm sốc tải đối với các hệ thống xử lý sinh học tiếp theo. Bể điều hòa được thiết kế với thời gian lưu > 12h đảm bảo nguồn nước ổn định về lưu lượng và nồng độ. Bể điều hòa cũng có tác dụng lắng sơ bộ để lắng toàn bộ các cặn lơ lửng trong nước thải để tránh ảnh hưởng tới các quá trình xử lý sinh học tiếp theo. Bể điều hòa được lắp 2 bơm để bơm nước thải từ bể điều hòa qua bể sinh họa thiếu khí (Cụm bể xử lý AO).

Quá trình xử lý sinh học thiếu khí để khử triệt để lượng Amoni trong nước thải. Bể xử lý sinh học thiếu khí được cấy chủng vi sinh vật thiếu khí thích hợp giúp khử triệt để Nitrat và khử một phần COD, BOD. Bể sinh học thiếu khí được khuấy trộn bằng bơm bùn tuần hoàn giúp đẩy lượng khí Nito (Sinh ra từ quá trình khử Nitrat: NO3 thành N2) ra khỏi dòng thải.

Sau đó nước từ bể sinh học thiếu khí sẽ được dẫn qua bể sinh học hiếu khí. Tại bể sinh học hiếu khí, vi sinh vật hiếu khí được nuôi cấy và được cung cấp oxy bằng máy sục khí (kết hợp đĩa phân phối dạng tinh, cung cấp đủ lượng oxy hòa tan cho các vi sinh vật phát triển) khử toàn bộ lượng COD, BOD còn lại và chuyển hóa toàn bộ Amoni thành Nitrat (sẽ được khử tại bể sinh học thiếu khí).

Sau khi nước thải được khử toàn bộ các thành phần ô nhiễm thì nước thải được tách phần bùn vi sinh hiếu khí ra khỏi dòng nước thải tại bể lắng. Bùn trong bể lắng sinh học được bơm về bể sinh học thiếu khí để duy trì lượng bùn sinh học trong bể và để bể thiếu khí khử lượng Nitrat còn lại trong dòng thải, sau thời gian bùn trong bể sinh học nhiều sẽ được xả bớt vào bể nén bùn. Bể nén bùn sẽ tách nước khỏi bùn để làm giảm chi phí xử lý bùn. Bùn sau khi được nén sẽ phân hủy yếm khí trong bể để giảm lượng bùn. Bùn thải có thể được bơm về bể tự hoại và định kỳ hút bỏ. Nước trong sau xử lý bằng công nghệ được khử trùng bằng Clorin (Được bơm định lượng bơm vào bể khử trùng) để diệt sạch lượng vi khuẩn, virus gây bệnh đảm bảo nguồn nước không gây ảnh hưởng tới môi trường.

Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ AO kết hợp với quá trình khử trùng sẽ được loại bỏ toàn bộ COD, Nito, Photpho, vi sinh vật gây bệnh. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn theo QCVN 28:2010/BTNMT -–Cột A.

Đối với những bệnh viện lớn việc đầu tư và xây dựng một hệ thống xử lý nước thải chuẩn đã được lên phương án từ khi lập dự án, còn những bệnh viện hoặc phòng khám nhỏ thì không có đủ điều kiện như vậy bởi phải thuê mặt bằng, phải cải tạo hoặc xây mới mặt bằng nhưng không đủ nguồn tài chính để xây dựng hệ thống xử lý nước thải ngay từ đầu.

Kết luận

Để thiết kế hệ thống xử lý nước thải đạt yêu cầu, điều quan trọng bạn phải tìm công ty uy tín, cam kết đáp ứng các yêu cầu liên quan đến chất lượng và tuân thủ các quy định của pháp luật.

Cần hỗ trợ thêm về dịch vụ nâng cấp hay cải tạo hệ thống xử lý nước thải, vui lòng liên hệ trực tiếp Hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.

 

Phước Trình Copyright @ 2024. Phát triển bởi tltvietnam.vn
Online: 11 | Tổng: 618260
zalo
zalo
Nhắn tin messenger
Facebook