XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY SỮA BẰNG PHƯƠNG PHÁP VI SINH

XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY SỮA BẰNG PHƯƠNG PHÁP VI SINH

XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY SỮA BẰNG PHƯƠNG PHÁP VI SINH

XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY SỮA BẰNG PHƯƠNG PHÁP VI SINH

XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY SỮA BẰNG PHƯƠNG PHÁP VI SINH
XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY SỮA BẰNG PHƯƠNG PHÁP VI SINH
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG PHƯỚC TRÌNH

XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY SỮA BẰNG PHƯƠNG PHÁP VI SINH

Sữa là nguồn dinh dưỡng có giá trị, phù hợp với mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em, người lớn tuổi và phụ nữ mang thai. Sữa cung cấp nhiều chất bổ dưỡng và năng lượng cần thiết cho quá trình hoạt động của cơ thể. Ngày nay, khi mức sống ngày càng được nâng cao thì các sản phẩm sữa càng được sử dụng rộng rãi. Chương trình phát triển sữa còn gắn với các chương trình dinh dưỡng học đường, chương trình chống suy dinh dưỡng, cải thiện chiều cao của người Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp về mặt kinh tế, những sản phẩm dinh dưỡng cần thiết cho cuộc sống của con người, công nghiệp chế biến sữa cũng tạo ra nhiều chất thải góp phần làm ô nhiễm môi trường tự nhiên. Nhiều nhà máy không chú trọng và đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải đã gây ra ô nhiễm môi trường trầm trọng cho những khu vực xung quanh.

Xử lý nước thải nhà máy sữa là yêu cầu tất yếu nhằm đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra đạt chuẩn, giảm thiểu các tác động đến môi trường. Điều này càng cấp thiết hơn là khi các nhà máy sản xuất, chế biến ngày một nhiều. Cùng Môi trường Phước Trình tìm hiểu về phương pháp xử lý nước thải nhà máy sữa được ưa chuộng nhất hiện nay.

Quy trình sản xuất sữa

Các nguồn thải, thành phần, tính chất nước thải nhà máy sữa

Nước thải của nhà máy chế biến sữa nói chung là sự pha loãng của sữa và các sản phẩm từ sữa do sự rơi vãi từ các công đoạn chế biến, hoặc do sự rò rỉ được phép của thiết bị công nghệ, cùng với các hóa chất tẩy rửa, dầu mỡ dùng để vệ sinh thiết bị cũng như các dụng cụ lưu trữ,… Dựa vào quy trình công nghệ sản xuất sữa, ta thấy nước thải chung của nhà máy chế biến sữa bao gồm:

Nước thải sản xuất

  • Nước rửa các bồn chứa và can ở các trạm tiếp nhận.
  • Nước súc rửa các sản phẩm dư bên trong hoặc trên bề mặt của tất cả các đường ống, bơm, bồn chứa, thiết bị công nghiệp, máy đóng gói,…
  • Nước rửa thiết bị, rửa sàn cuối mỗi chu kỳ hoạt động.
  • Sữa rò rỉ từ các thiết bị, hoặc do làm rơi vãi nguyên liệu và sản phẩm.
  • Một số chất lỏng khác như sữa tươi, sữa chua kém chất lượng, bị hư hỏng do quá trình bảo quản và vận chuyển cũng được thải chung vào hệ thống thoát nước.
  • Nước thải từ nồi hơi, từ máy làm lạnh.
  • Dầu mỡ rò rỉ từ các thiết bị và động cơ.

Nước thải sinh hoạt

 Thành phần, tính chất của nước thải ngành chế biến sữa:

  • Nếu loại trừ nước thải sinh hoạt, thành phần gây ô nhiễm chính trong quá trình sản xuất sữa là sữa và các sản phẩm từ sữa (chiếm 90% tải lượng hữu cơ_BOD). Vì vậy, các chỉ số cần quan tâm đối với nước thải sản xuất là BOD, COD, SS và chất béo.
  • Sữa tươi nguyên chất có giá trị BOD cao (khoảng 100.000 mg/l), cho nên những dung dịch sữa pha loãng cũng có ảnh hưởng ô nhiễm rõ rệt. Những thành phần chính tham gia vào BOD của nước thải chế biến sữa là lactose, bơ sữa, protein và acid lactic.

Bảng chi tiết nước thải nhà máy sữa

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải nhà máy sữa

Như những thành phần, đặc điểm ở trên cho thấy nước thải nhà máy sữa chủ yếu là các chất hữu cơ hòa tan với thành phần chính là Protein, chất béo, lactose. Chính vì vậy phương pháp xử lý sinh học được áp dụng phổ biến nhằm tối ưu hiệu quả, tiết kiệm chi phí đầu tư và thời gian xử lý. Dưới đây là quy trình công nghệ xử lý nước thải nhà máy sữa, bạn có thể tham khảo.

  • Hố thu: Đầu tiên, nước thải từ các nguồn của nhà máy sữa sẽ đổ về hố thu gom có lắp song chắn rác để loại bỏ tạp chất thô. Sau đó nước thải sẽ được bơm lên bể điều hòa.
  • Bể điều hòa: Tại bể điều hòa chất lượng nước thải sẽ được ổn định bằng hệ thống làm thoáng bằng khí nén để cấp khí. Mặt khác, tại bể điều hòa sẽ xây dựng hệ thống thổi khí để tách 1 phần dầu mỡ và đưa lên bề mặt. Phần dầu mỡ này sẽ được vớt đi bằng hệ thống thu gom để tránh ảnh hưởng các công trình sau.
  • Bể trung hòa: Nước thải được bơm qua bể trung hòa. Tại đây sẽ sử dụng máy đo pH và máy đo các chỉ tiêu N, P tự động. Thường thì nước thải chế biến sữa mang tính axit cao nên sẽ được thêm NaOH để đưa về giá trị pH tối ưu cho quá trình xử lý sinh học.
  • Bể UASB: Đây là bể xử lý BOD, COD cao, hiệu suất xử lý có thể đạt từ 80-95%. Tại bể sẽ được kiểm tra cẩn thận để đảm bảo bể có đủ dinh dưỡng cho vi sinh hoạt động làm giảm hàm lượng COD. Sau khi ra khỏi bể UASB, nước thải có hàm lượng COD giảm xuống thích hợp cho quá trình xử lý bằng bùn hoạt tính.
  • Bùn: Phần bùn ở bể chứa bùn sẽ được nén bùn, trộn với Polyme để tăng kết dính rồi đưa sang máy ép bùn thành bánh bùn để làm phân vi sinh bón cây.
  • Bể Aerotank: Nước thải được đưa sang bể Aerotank để xử lý chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Tại đây dưới sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí, quá trình Oxy hóa các chất hữu cơ hoàn tan và dạng keo trong nước thải được diễn ra. Các vi sinh sẽ tiêu thụ chất hữu cơ để sinh trưởng, sau đó phát triển thành quần thể dạng bông bùn dễ lắng gọi là bùn hoạt tính.
  • Bể lắng: Tiếp đó 1 phần bùn lắng sẽ được bơm trở lại bể Aerotank để đảm bảo nồng độ bùn nhất định trong bể. Nước thải sau xử lý sinh học có mang theo bùn sẽ được loại bỏ trước khi đi vào bể khác. Bể lắng sẽ có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước. Nước sạch được thu đều trên bề mặt bể lắng qua máng tràn răng cưa.
  • Bể trung gian và lọc áp lực: Nước thải tiếp đó sẽ chảy sang bể trung gian, bơm qua bể lọc áp lực đa lớp vật liệu như sỏi, cát, than hoạt tính để bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, chất khó hoặc không phân giải sinh học…
  • Bể nano dạng khô: Nước thải qua bể nano dạng khô để bỏ lượng SS còn sót lại và khử trùng nước thải trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận.

Làm thế nào để quá trình xử lý nước thải nhà máy sữa bằng phương pháp sinh học đạt hiệu quả cao?

Phương pháp sinh học xử lý nước thải dựa trên hoạt động của vi sinh vật. Chính vì vậy, để quá trình xử lý nước thải đạt hiệu quả tối ưu, rút ngắn thời gian vận hành, nuôi cấy thì chất lượng vi sinh là yếu tố cốt lõi mà các nhà vận hành hệ thống xử lý nước thải cần nắm được. Theo đó, vi sinh cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Mật độ vi sinh cao
  • Kích hoạt nhanh
  • Tỷ lệ hoạt động 100%
  • Hoạt động mạnh, phân hủy được các chất hữu cơ khó phân hủy
  • Khả năng thích nghi tốt nhiều môi trường
  • Dễ dàng sử dụng, bảo quản, nuôi cấy

Trên đây, là quy trình xử lý nước thải nhà máy sữa mà Môi trường Phước Trình muốn giới thiệu cho QUý doanh nghiệp. Nếu Quý doanh nghiệp có thắc mắc, tư vấn hoặc muốn bảo trì hệ thống xử lý thì liên hệ ngay cho chúng tôi để nhận được hỗ trợ nhanh nhất.

 

Phước Trình Copyright @ 2024. Phát triển bởi tltvietnam.vn
Online: 11 | Tổng: 642844
zalo
zalo
Nhắn tin messenger
Facebook