XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT NƯỚC MẮM
Nước mắm là một gia vị hữu ích trong nấu ăn. Nước mắm ngày nay không chỉ sản xuất để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu. Các cơ sở sản xuất nước mắm được thành lập ngày càng nhiều. Ngành sản xuất nước mắm đem lại nhiều lợi ích về kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Gắn liền với việc sản xuất thì việc sử dụng nước của ngành này là khá lớn. Do đó, lượng nước thải mà ngành sản xuất nước mắm thải ra khá nhiều.
Nước thải sản xuất nước mắm có chứa thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ, SS, chất dinh dưỡng và đặc biệt là nước thải có chứa muối. Nước thải sản xuất nước mắm cần được xử lý trước khi thải ra môi trường. Tránh làm gây hại tới môi trường và hệ sinh thái cũng như con người.
Nguồn gốc, tính chất nước thải
Nguồn gốc nước thải là từ khâu vệ sinh thiết bị máy móc và nhà xưởng. Ngoài ra còn một lượng nước mắm dư đọng trong các thiết bị. Thành phần chủ yếu là các hợp chất vô cơ, hữu cơ dễ phân hủy, cặn lắng của nước mắm. Nên vì thế, đặc trưng của nước thải là hàm lượng COD, BOD cao, độ muối cao. Có chứa độ màu do sử dụng chất tạo màu cho nước mắm.
Đề xuất quy trình xử lý nước thải sản xuất nước mắm
Quy trình xử lý nước thải sản xuất nước mắm
Thuyết minh quy trình xử lý nước thải sản xuất nước mắm
Nước thải sản xuất nước mắm qua SCR tinh trước khi chảy vào hố thu gom. SCR tinh có nhiệm vụ loại bỏ rác có trong nước trách gây ảnh hưởng công trình phía sau.
Từ hố thu gom nước chảy về bể điều hòa. Bể điều hòa xáo trộn bằng hệ thống thổi khí. Làm nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải. Sau đó nước được bơm lên bể MBBR để xử lý.
Bể MBBR là bể bùn hoạt tính sử dụng giá thể dính bám lơ lửng. Các vi sinh vật dính bám trên giá thể gồm 3 lớp: lớp ngoài là vi sinh hiếu khí, giữa là thiếu khí và trong cùng là vi sinh kỵ khí. Chính nhờ sự có mặt của các vi sinh vật này mà bể MBBR không chỉ xử lý được chất hữu cơ mà còn xử lý được cả Nito và phospho có trong nước. Sau đó nước chảy qua bể lắng.
Bể lắng có nhiệm vụ lắng các bùn sinh học có trong nước. Phần nước trong tràn qua máng răng cưa và chảy về bể khử trùng. Dùng dung dịch NaOCl để khử trùng nước.
Nước sau khử trùng chảy về bể trung gian. Từ bể trung gian nước bơm lên bồn lọc áp lực để loại bỏ các chất ô nhiễm còn lại trước khi ra nguồn tiếp nhận.
Phần bùn trong bể lắng được thu gom về bể nén bùn để làm giảm độ ẩm trong bùn. Bùn sau khi nén sẽ được chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý. Phần nước thải từ bể nén bùn và nước rửa lọc sẽ được dẫn về bể điều hòa để xử lý.