XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT THUỐC THÚ Y
Nước thải sản xuất thuốc thú y là một trong những loại nước thải có hàm lượng ô nhiễm và tính nguy hiểm cao, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Bạn có biết rằng việc xử lý nước thải sản xuất thuốc thú y là một nhu cầu thiết yếu và bắt buộc của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này? Giải pháp nào xử lý nước thải sản xuất thuốc thú y hiệu quả và tiết kiệm? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Nước thải sản xuất thú y là gì?
Sản xuất thuốc thú y là quá trình điều chế, sang chiếc, đóng gói các loại thuốc, vắc-xin, chế phẩm sinh học,...sử dụng cho việc phòng ngừa, chữa bệnh, phục hồi chức năng của động vật.
Nước thải sản xuất thuốc thú y là nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản và vận chuyển các loại thuốc dùng cho chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Nước thải sản xuất thuốc thú y chứa nhiều chất hữu cơ, vô cơ, vi sinh vật, dược chất, kim loại nặng và các chất độc hại khác.
Đặc điểm của nước thải sản xuất thuốc thú y
Nguồn gốc của nước thải sản xuất thuốc thú y là do các hoạt động sau:
- Rửa sạch thiết bị, dụng cụ, bao bì và nguyên liệu sản xuất.
- Thải ra từ các quá trình phản ứng hóa học, chiết tách, lọc, sấy, đóng gói và kiểm tra chất lượng.
- Rò rỉ, tràn, vỡ từ các bể chứa, ống dẫn, van và thiết bị khác.
- Lau chùi, vệ sinh khu vực sản xuất và kho lưu trữ.
Thành phần ô nhiễm của nước thải sản xuất thuốc thú y chủ yếu là TSS, hóa chất (Methanol, Acetonitril, Aceton,..), chất kháng sinh, vi khuẩn, vi rút.
Xử lý nước thải sản xuất thuốc thú y
Phương án công nghệ xử lý nước thải sản xuất thuốc thú y cũng được tiến hành qua các giai đoạn: Xử lý hóa lý, xử lý sinh học, xử lý bùn. Cụ thể như sau:
Giai đoạn xử lý hóa lý
Do tính chất nước thải sản xuất thuốc thú y có chứa các thành phần hữu cơ phát sinh trong quá trình sản xuất các loại thuốc có chất kháng sinh. Các chất hữu cơ này tồn tại dưới dạng hữu cơ mạch vòng β – lactam rất khó xử lý. Vì vậy, trong quá trình xử lý nước thải sản xuất thuốc thú y cần phải tách riêng dòng nước thải có chứa β – lactam để oxy hóa bậc cao nhằm phá vỡ mạch vòng của chúng sau đó mới tiếp tục xử lý với nước thải sản xuất không chứa β – lactam.
Nước thải sản xuất thuốc thú y có chứa β – lactam và nước thải không chứa β – lactam được dẫn về các hố thu gom riêng. Trước khi vào hố thu thì nước thải sẽ được lược qua song chắn rác để giữ lại rác có kích thước lớn. Sau đó nước thải sản xuất có chứa β – lactam được bơm về bể điều hòa nước thải chứa β – lactam để điều hòa lưu lượng, nồng độ.
Bể điều chỉnh pH 01
Tiếp theo, được chuyển sang bể điều chỉnh pH. pH tối ưu cho quá trình oxy hóa bậc cao thường nằm trong khoảng từ 8 – 9, trong khi nước thải có chứa β – lactam có pH thấp từ 6 – 7. Do đó cần phải bổ sung thêm NaOH để nâng pH.
Bể oxy hóa bậc cao
Với đặc trưng ô nhiễm là có độ màu cao và COD khó phân hủy sinh học, công nghệ Perozone phù hợp để xử lý nước thải. Nguyên tắc chung của quá trình là oxy hóa bậc cao nhờ phản ứng Perozone, tức là phản ứng của ozone O3 với sự có mặt của H2O2.
Phương trình tổng hợp đặc trưng cho quá trình Perozone:
H2O2 + 2O3 -> 2HO + 3O2
Gốc *OH là chất có tính oxy hóa khử rất mạnh. Chất này có khả năng khử được trên 90% hàm lượng COD, BOD5 và TSS, tiêu diệt trên 95% chỉ số Coliform,...Ở quá trình này, phản ứng đồng thời của ozone và của các gốc tự do *HO sẽ làm tăng cường tốc độ phân hủy chất hữu cơ.
Hiệu quả quá trình phụ thuộc vào liệu lượng ozone, thời gian tiếp xúc và độ kiềm của nước. Hiệu quả xử lý tốt nhất đạt được khi H2O2 được cho thêm vào sau thời điểm phản ứng mạnh của chất ô nhiễm với ozone, điều này cho phép tận dụng hết khả năng oxy hóa chọn lọc của phân tử ozone trước khi oxy hóa không chọn lọc bởi *HO. Nước thải có chứa β – lactam sau đó được đưa về bể điều hòa cùng với nước thải sản xuất không β – lactam.
Bể điều chỉnh pH 02
Bể điều chỉnh pH 02 tiếp nhận thêm nước thải sản xuất thuốc thú y không β – lactam và nước thải sau bể oxy hóa bậc cao. Dòng thải được hòa trộn với NaOH, H2SO4 trong bể để nâng pH cho quá trình keo tụ tạo bông. pH tại bể điều hòa được duy trì từ 7.5 -–8.0 là pH tối ưu cho quá trình keo tụ bằng PAC.
Bể keo tụ
Tại bể keo tụ, nước thải được hóa trộn với PAC và được khuấy trộn bằng moto khuấy trộn với tốc độ khuấy 50 – 75 vòng/phút. Với tốc độ khuấy trộn trên thì PAC được hòa trộn hoàn toàn với nước thải và PAC sẽ kết hợp với các cặn lơ lửng trong dòng nước thải hình thành các bông cặn. Tại đây, nước thải được dẫn qua bể tạo bông.
Bể tạo bông
Tạo bể tạo bông thì hóa chất PAA (Polymer Anion) được hòa trộn với dòng nước thải. PAA có cấu trúc cao phân tử sẽ kết hợp các bông cặn lại để tạo thành các bông cặn với kích thước lớn hơn để tăng hiệu quả lắng, giúp các bông cặn lắng nhanh hơn tránh hiện tượng bùn nổi trong bể lắng hóa lý.
Bể lắng hóa lý
Bể lắng hóa lý có nhiệm vụ lắng các bông cặn tạo tra từ quá trình tạo bông. Bùn tại bể lắng hóa lý được bơm về bể chứa bùn. Nước thải sau lắng được dẫn qua bể sinh học thiếu khí để tiếp tục xử lý.
Giai đoạn xử lý sinh học
Nước thải sau giai đoạn xử lý hóa lý được chuyển qua giai đoạn xử lý sinh học. Tải trọng hữu cơ sau xử lý sinh học giảm đáng kể. Phương pháp sinh học để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải cũng như một số chất vô cơ như H2S, Sunfit, Ammonia, nito,…dựa trên cơ sở hoạt động của một số vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm. Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số chất khoáng làm thức ăn để sinh trưởng và phát triển.
Bể sinh học thiếu khí
Tại bể anoxic diễn ra quá trình khử nitrat thành khí N2 nhờ sự tham gia của chuẩn vi khuẩn Denitrifier. Bên cạnh đó, trong điều kiện thiếu khí, xảy ra quá trình photphorits phân hủy các hợp chất photpho dễ bị phân hủy ở quá trình xử lý hiếu khí tiếp theo.
Bể sinh học hiếu khí
Nước thải từ bể sinh học thiếu khí chảy sang bể hiếu khí kết hợp với bùn hoạt tính và một số chung vi sinh vật đặc hiệu cho quá trình phân hủy hiếu khí. Không khí được đưa vào tăng cường bằng máy thổi khí AB cấp khí qua hệ thống đĩa phân phối khí ở đáy bể, đảm bảo lượng oxy hòa tan trong nước thải luôn lớn hơn 2 mg/l. Như vậy tại đây sẽ diễn ra quá trình phân hủy hiếu khí triệt để, sản phẩm sinh ra của quá trình này chủ yếu sẽ là khí CO2và sinh khối vi sinh vật tồn tại dưới dạng bông xốp (bùn chín) với khối lượng ngày càng nhiều. Các sản phẩm chứa nito và lưu huỳnh sẽ được các vi sinh vật hiếu khí chuyển thành dạng NO3-, SO42- và chúng sẽ tiếp tục bị khử nitrat, khử sulfat bởi vi sinh vật.
Bể lắng sinh học
Sau giai đoạn xử lý sinh học hiếu khí, nước thải được đưa đến bể lắng. Trước tiên nước thải chảy vào ống trung tâm hướng dòng và chảy qua vùng lắng. Các chất lơ lửng và sinh khối vi sinh vật liên kết với nhau tạo thành bùn và lắng đọng tại đáy bể. Lượng bùn tại đáy bể một phần được bơm hoàn lưu về bể sinh học hiếu khí, một phần định kỳ bơm về bể chứa bùn. Nước thải sản xuất thuốc thú y sau khi lắng bùn chảy tràn vào máng thu nước và được chảy tự nhiên sang bể chứa trung gian.
Bể chứa trung gian
Sau khi nước thải sản xuất thuốc thú y đã được lắng trong và chảy sang bể trung gian. Tại đây nước được lưu lại trong bể chứa và được bố trí một bơm ly tâm để làm nhiệm vụ cấp nước qua 2 cột lọc trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Cột lọc áp lực
Cột lọc áp lực có lớp vật liệu lọc có khả năng giữ lại các phần tử hữu cơ hòa tan còn lại sau lắng. Quá trình lọc xảy ra nhờ lớp áp lực nước phía trên lớp vật liệu ọc. Dùng để giữ lại một phần hay toàn bộ lượng cặn có trong nước, khử các hạt mịn vô cơ hoặc hữu cơ, những cặn lơ lửng và kết tủa chưa lắng được ở công trình trước. Nước sẽ được lọc qua 2 câp độ với vật kiệu loại là cát, đá, sỏi và than hoạt tính. Bơm tạo áp sẽ kết hợp tạo áp lực đẩy nước qua hệ thống lọc này. Nước sau lọc thải ra bể khử trùng.
Bể khử trùng
Để thực hiện giai đoạn khử trùng nước thải, sử dụng biện pháp clo hóa nước thải trong bể được tiếp xúc với clorin. Clorin được bơm định lượng bơm từ bồn chứa clorin cấp vào nước.
Bể tiếp xúc được thiết kế có vách ngăn, nhằm tăng khả năng hòa trộn đều giữa clorin với nước thải và làm tăng thời gian tiếp xúc giữa clorin và nước. Sau khi đã khử trùng, nước thải sản xuất thuốc thú y được thải ra nguồn tiếp nhận đạt QCVN 40: 2011/BTNMT.
Bể chứa bùn
Bùn hoạt tính từ bể chứa bùn sinh học có độ ẩm cao (99,4 – 99,7%). Đây là các thành phần cặn lắng khó phân hủy tồn tại dưới dạng bùn và được định kỳ thuê đơn vị có chức năng hút ra khỏi bể.
Kết luận
Môi trường Phước Trình đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc cung cấp giải pháp xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải - khí thải hiệu quả, bền vững. Chúng tôi đã thực hiện nhiều dự án xử lý nước thải - khí thải trên khắp các thành phố và các tỉnh lận cận.
Với đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, Môi trường Phước Trình không ngừng nỗ lực sáng tạo và cải tiến tối ưu hóa giải pháp xử lý nước thải – khí thải. Điều này đảm bảo hệ thống xử lý nước thải – khí thải được lắp đặt và vận hành một cách chính xác và hiệu quả. Đặc biệt, lợi ích của khách hàng và sức khỏe của con người luôn được đặt lên hàng đầu, làm nền tảng cho hoạt động của chúng tôi.
Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp xử lý nước thải – khí thải cho doanh nghiệp của mình, hãy đến với Môi trường Phước Trình ngay hôm nay để được tư vấn, lắp đặt, vận hành hệ thống xử lý nước thải – khí thải tiên tiến và tối ưu nhất. Bạn có thể yên tâm rằng việc xử lý nước thải - khí thải của doanh nghiệp sẽ được thực hiện một cách chất lượng và đáng tin cậy.