Đồng Nai đảm bảo môi trường và sinh kế cho người nuôi cá

Đồng Nai đảm bảo môi trường và sinh kế cho người nuôi cá

Đồng Nai đảm bảo môi trường và sinh kế cho người nuôi cá

Đồng Nai đảm bảo môi trường và sinh kế cho người nuôi cá

Đồng Nai đảm bảo môi trường và sinh kế cho người nuôi cá
Đồng Nai đảm bảo môi trường và sinh kế cho người nuôi cá
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG PHƯỚC TRÌNH

Đồng Nai đảm bảo môi trường và sinh kế cho người nuôi cá

Mỗi năm mùa mưa tới, người dân nuôi cá trên sông La Ngà (Đồng Nai) phải sống trong sự lo sợ cá chết hàng loạt bởi thay đổi thời tiết khiến các chất thải tồn đọng làm nước thiếu oxy.

Cá chết hàng loạt liên tục diễn ra

Thời điểm này, tỉnh Đồng Nai đang chuẩn bị bước vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm). Người nuôi cá trên sông La Ngà (huyện Định Quán) lại ám ảnh bởi sự việc tháng 5/2019, khoảng 1 tấn cá bè bị chết khi những cơn mưa đầu mùa ập đến. Cá chết quá nhanh, người nuôi không kịp trở tay,  nhiều gia đình ôm nợ vì phải gánh chi phí thức ăn, con giống mà không có nguồn chi trả.

Thực tế, tình trạng cá nuôi trên các lồng, bè bị chết vào đầu mùa mưa đã xảy ra nhiều lần trong nhiều năm nay. Nguyên nhân chung là do: Mật độ nuôi quá dày, nước sông/hồ tồn đọng nhiều chất thải các loại nên khi thay đổi thời tiết, cá không đủ không gian và oxy để thở dẫn đến chết hàng loạt.

Theo kết quả quan trắc chất lượng nước mặt mới đây của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Đồng Nai, hầu hết khu vực nuôi thủy sản trên sông, hồ trên địa bàn tỉnh đều bị ô nhiễm nguồn nước. Điều này không chỉ tác động trực tiếp đến hiệu quả nuôi trồng thủy sản mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nguồn nước đầu vào của các nhà máy cấp cho sinh hoạt.

 

 

Một xóm chài trên sông La Ngà, tỉnh Đồng Nai.

Khu vực làng nuôi cá bè trên sông La Ngà là nơi có mức độ ô nhiễm cao nhất. Tại thời điểm quan trắc vị trí cầu số 1 có 6/17 thông số vượt quy chuẩn quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt của Bộ TN&MT (COD vượt 2,3 lần; BOD5 vượt 1,5 lần; Amoni vượt 4,6 lần; Nitrit vượt 1,9 lần; E.Coli vượt 4,6 lần; Fe vượt 2,3 lần).

Khu vực làng cá bè Ba Xê (phường Long Bình Tân, TP. Biên Hoà) vào thời điểm quan trắc cũng có 6/17 thông số vượt so với quy chuẩn từ 1,1 - 1,4 lần là: Fe, Amoni, Nitrit, COD, Coliform, đặc biệt có vi sinh E.Coli vượt đến 34 lần.

Còn ở khu vực nuôi hàu trên sông Bà Hào (huyện Nhơn Trạch), khu vực dự án nuôi tôm Rạch Tràm (huyện Nhơn Trạch) và nhiều khu vực khác trên địa bàn cũng đều có thông số vượt quy chuẩn.

Ông Huỳnh Tấn Lộc - Phó Chủ tịch UBND TP. Biên Hòa, cho hay, đối với vấn đề này, một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt ở khu vực nuôi thủy sản là tình trạng sử dụng chất thải từ các lò giết mổ (nội tạng heo, ruột gà vịt, ruột cá) làm thức ăn.

Sắp xếp lại vùng nuôi cá bè

Sau sự cố cá chết năm 2019, UBND tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập đề án Quản lý, sắp xếp, ổn định vùng nuôi cá bè trên hồ Trị An. Đồng thời, giao Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai làm chủ đầu tư đề án.

Mục đích của đề án nhằm sắp xếp, quy hoạch lại vùng nuôi cá bè trên lòng hồ Trị An cho phù hợp, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường, chống ô nhiễm cục bộ, vừa đảm bảo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, tránh trường hợp xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt như thời gian qua.

Trước mắt, thành phố sẽ di dời, tạm ngưng nuôi cá lồng bè mỗi bên 200m tại vị trí dự kiến xây cầu Thống Nhất. Các khu vực còn lại sẽ giảm dần quy mô, tiến tới ngưng nuôi cá bè vào cuối năm 2023.

Về chính sách hỗ trợ, thành phố sẽ sớm hoàn thiện và trình UBND tỉnh phê duyệt đề án. Dự kiến thành phố sẽ chi ngân sách khoảng 40 tỉ đồng hỗ trợ người dân di dời, chuyển đổi nghề nghiệp.

Phó Chủ tịch UBND phường Long Bình Tân (TP.Biên Hòa) Trương Văn Khiêm cho rằng, trước khi có chủ trương sắp xếp lại làng cá bè, phường Long Bình Tân có 135 hộ với 248 bè cá chủ yếu tập trung xung quanh cù lao Ba Xê. Qua nhiều lần tuyên truyền, vận động, hiện còn 88 hộ với 88 bè, đa phần là những hộ khó khăn.

Tuy nhiên, việc thực hiện cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Theo số liệu báo cáo của Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, đến nay mới có 39/174 hộ thực hiện di dời bè cá từ sông La Ngà về khu quy hoạch ở hồ Trị An. 174 hộ này nằm trong diện bắt buộc phải thực hiện di dời để đảm bảo an toàn thủy sản, đảm bảo vệ sinh môi trường. Qua 2 đợt tuyên truyền, vận động, chỉ mới có 39 hộ di dời về vùng nuôi mới, 135 hộ chưa thực hiện di dời theo quy định.

Còn theo báo cáo của UBND TP. Biên Hòa, đoạn sông Cái qua TP. Biên Hòa hiện có 2 khu vực nuôi thủy sản với 273 hộ, hơn 470 bè và hơn 900 lồng cá, vượt xa số lượng quy hoạch, là nguyên nhân dẫn đến mật độ nuôi không đảm bảo, ảnh hưởng môi trường sinh sống của thủy sản, ảnh hưởng đến giao thông đường thủy và cảnh quan.

Với những gì đã và đang xảy ra, về lâu dài, việc sắp xếp, di dời hoạt động nuôi cá đến nơi phù hợp dưới sự quản lý của cơ quan chức năng là cần thiết, nhằm bảo vệ môi trường, cảnh quan đô thị và cả tài sản, tính mạng của người nuôi. Vậy nên, dù người dân có cam kết tự chịu trách nhiệm nếu xảy ra rủi ro, vẫn cần có sự thuyết phục, có lộ trình và thực hiện di dời vì lợi ích chung. Các chính sách, biện pháp khuyến khích và hỗ trợ việc di dời cũng cần hướng đến sinh kế của người nuôi cá, bởi chính yếu tố đó mới là gốc rễ để thực hiện di dời, sắp xếp, quy hoạch lại các khu vực nuôi thủy sản trên toàn tỉnh một cách lâu dài, bền vững và đồng thuận.

Theo UBND tỉnh Đồng Nai, đề án “Quản lý, sắp xếp, ổn định vùng nuôi cá bè trên hồ Trị An” được thực hiện trên quan điểm: Phát triển nuôi thủy sản trên hồ Trị An phải phù hợp với chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam và các quy định về phát triển nuôi cá lồng bè theo Luật Thủy sản; Nuôi thủy sản phải đảm bảo tính liên ngành, liên vùng và hài hòa lợi ích với các ngành kinh tế khác.

Trong đó, phát triển nghề nuôi thủy sản hồ chứa với nhiều thành phần kinh tế tham gia, trong đó lấy kinh tế hộ gia đình là chính. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền quản lý tài nguyên đất, mặt nước cho các thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh. Nâng cao vai trò sở hữu nhằm thúc đẩy tính tự chủ trong phát triển. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ vùng sản xuất, xây dựng và tổ chức kiểm soát môi trường và nguồn lợi trên hồ.

Đề án phải phát triển nghề cá hồ chứa đa dạng, nhiều hình thức, nhiều đối tượng, nhiều mặt hàng và phục vụ đa mục đích. Cho phép và xây dựng cơ chế chính sách phát triển thủy sản hồ chứa tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế (cá nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp,...) đầu tư phát triển sản xuất. Khai thác tốt tiềm năng về mặt nước để phát triển nuôi thủy sản có định hướng thị trường, tạo năng suất sản lượng và hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo môi trường trong sạch và bền vững.

Đề án hướng tới mục tiêu: Phát triển nuôi thủy sản lồng, bè trên cơ sở khai thác, tận dụng tiềm năng và sử dụng hiệu quả mặt nước hồ thủy điện Trị An nhằm tạo sinh kế và tăng thu nhập cho người dân, góp phần phát triển du lịch và đáp ứng đa mục tiêu trong việc sử dụng hồ chứa; Đồng thời Khai thác một cách tối ưu nguồn lợi thủy sản từ việc nuôi cá lồng, bè, khai thác tổng hợp tiềm năng mặt nước hồ Trị An, xác định phạm vi nuôi trồng thủy sản và khả năng nuôi trồng trong giai đoạn lâu dài.

Phước Trình Copyright @ 2024. Phát triển bởi tltvietnam.vn
Online: 114 | Tổng: 633482
zalo
zalo
Nhắn tin messenger
Facebook