Hai thành phố của Vĩnh Phúc phải chôn tạm trăm tấn rác mỗi ngày

Hai thành phố của Vĩnh Phúc phải chôn tạm trăm tấn rác mỗi ngày

Hai thành phố của Vĩnh Phúc phải chôn tạm trăm tấn rác mỗi ngày

Hai thành phố của Vĩnh Phúc phải chôn tạm trăm tấn rác mỗi ngày

Hai thành phố của Vĩnh Phúc phải chôn tạm trăm tấn rác mỗi ngày
Hai thành phố của Vĩnh Phúc phải chôn tạm trăm tấn rác mỗi ngày
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG PHƯỚC TRÌNH

Hai thành phố của Vĩnh Phúc phải chôn tạm trăm tấn rác mỗi ngày

Mỗi ngày hai thành phố Phúc Yên và Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) phát sinh khoảng 350 tấn rác thải sinh hoạt. Tuy nhiên, do chưa có nhà máy xử lý, số rác thải này buộc phải xử lý bằng cách chôn tạm. 

Nhiều năm nay, trong khi việc triển khai các dự án nhà máy xử lý rác ở Vĩnh Phúc gặp khó vì chưa có mặt bằng để đầu tư xây dựng, hàng trăm tấn rác thải phải xử lý bằng các phương pháp thủ công. 

Cụ thể, theo thống kê của Sở TN&MT tỉnh Vĩnh Phúc, lượng rác thải mỗi ngày khoảng 920 tấn, trong đó ở khu vực đô thị khoảng 350 tấn, khu vực nông thôn khoảng 570 tấn. Tỉ lệ thu gom đã đạt trên 75% ở khu vực nông thôn và trên 95% ở khu vực đô thị.

Tuy nhiên, phương pháp xử lý chủ yếu hiện nay là chôn lấp (chiếm khoảng 75%) và đốt bằng các lò đốt rác quy mô nhỏ cấp xã, cơ sở xử lý do tư nhân đầu tư. Hầu hết các bãi chôn lấp và cơ sở xử lý rác thải đang hoạt động hiện nay chưa đáp ứng được quy chuẩn về môi trường.

Nghìn tấn rác phải chôn tạm

Theo tài liệu VietNamNet có được, hiện nay mỗi ngày TP Vĩnh Yên phát sinh gần 130 tấn rác thải sinh hoạt. Số rác này được Công ty CP môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên thu gom, vận chuyển và tập kết tại khu vực núi Bông (phường Khai Quang). 

{keywords}
Bãi rác chôn tạm tại núi Bông

Việc chôn lấp này diễn ra từ nhiều năm. Từ năm 2019 đến nay, khu vực núi Bông ước tính chôn lấp hàng trăm nghìn tấn rác thải sinh hoạt. Khu vực này nằm trong vùng quy hoạch phát triển đô thị và không đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường theo quy định.

Ghi nhận của PV mới đây cho thấy, hoạt động chôn lấp rác thải tại khu vực núi Bông vẫn đang được thực hiện. Bên cạnh bãi rác khổng lồ, một vũng nước thải rộng hàng trăm m2 chuyển màu đen, bốc mùi hôi thối.

Còn tại TP Phúc Yên, đến nay chính quyền vẫn chưa bố trí được điểm xử lý rác nên phải thuê Công ty CP công trình đô thị Phúc Yên vận chuyển rác đến các địa bàn khác để xử lý hoặc chôn tạm tại các phường của thành phố. 

{keywords}
Nghìn tấn rác chôn tạm ở Vĩnh Yên

Trong quá khứ, tại các vị trí chôn tạm rác thải đã xảy ra các sự cố tràn rác do ảnh hưởng của thời tiết bất thường. Điển hình, năm 2008, sau mưa lớn, toàn bộ nước thải từ đỉnh núi Bông tràn xuống chân núi khiến nhiều hộ dân lao đao. 

Rác tràn khắp làng quê 

Không chỉ hai thành phố Phúc Yên và Vĩnh Yên, các huyện của tỉnh Vĩnh Phúc cũng đang đau đầu tìm hướng giải quyết bài toán rác thải trong khi chưa xây dựng được nhà máy xử lý rác tập trung. 

Thống kê cho thấy, mỗi ngày khu vực nông thôn phát sinh xấp xỉ 700 tấn rác thải sinh hoạt. Tuy nhiên, việc xử lý chủ yếu vẫn dừng lại ở việc đốt và chôn lấp. 

Đi dọc các tuyến đường qua các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường... không khó để bắt gặp hình ảnh các bãi rác nằm ven các cánh đồng bốc khói nghi ngút. Mùi hôi, khét lẹt từ các bãi rác khiến cuộc sống vốn bình yên ở các làng quê bị xáo trộn. 

{keywords}
Rác thải công nghiệp chất đống cạnh bãi rác dân sinh ở huyện Vĩnh Tường (ảnh chụp tháng 5/2021)

 

Không chỉ vậy, việc tập kết rác tại các bãi rác dân sinh tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường khi các đối tượng lợi dụng tập kết rác thải y tế, rác thải công nghiệp có chất độc nguy hại đến sức khỏe. Cụ thể, Công an tỉnh Vĩnh Phúc từng vào cuộc xác minh việc ngồn ngộn rác thải y tế tập kết tại bãi rác dân sinh tại xã Yên Đồng (huyện Yên Lạc). Đáng chú ý, xã Bình Dương (huyện Vĩnh Tường) từng đau đầu xử lý hàng triệu màn hình tivi chất đống dọc cánh đồng.

Thống kê của Sở TN&MT Vĩnh Phúc cho thấy, toàn tỉnh hiện có khoảng 232 bãi rác tạm với tổng diện tích hơn 31ha. Ngoài ra, toàn tỉnh có 37 lò đốt rác quy mô cấp xã và một nhà máy đốt rác thải tập trung. Việc đầu tư lò đốt nhỏ chỉ giải quyết những khó khăn trước mắt. Hiện nay, hầu hết các lò đốt đều đã xuống cấp, công nghệ thô sơ, lạc hậu và không đáp ứng quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.

"Dân mới nghe nhà máy rác là phản đối"

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Bá Hiến, Trưởng phòng Quản lý Môi trường (Sở TN&MT) cho biết, hiện nay toàn tỉnh đang tập trung các nguồn lực để xử lý rác thải sinh hoạt. Ông cho biết, để giải quyết tận gốc vấn đề này bắt buộc phải xây dựng được các nhà máy xử lý rác tập trung.

"Hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc giao cho các huyện tự chủ trong việc xây dựng các nhà máy xử lý rác thải. Việc này gặp khó khăn khi người dân mới nghe đến nhà máy rác là đồng loạt phản đối", ông Hiến nói.

Theo Trưởng phòng Quản lý Môi trường, trước đây nhiều huyện như Vĩnh Tường, Lập Thạch từng thất bại trong việc thuyết phục người dân đồng thuận xây nhà máy rác.

Cụ thể, năm 2018, hàng trăm người dân xã Lũng Hòa (Vĩnh Tường) tập trung phản đối xây nhà máy rác. Mới đây nhất, năm 2022, chính quyền huyện Lập Thạch thất bại trong việc thuyết phục người dân xã Ngọc Mỹ. Điều này tương tự xảy ra tại xã Trung Mỹ (huyện Bình Xuyên).

{keywords}
Các bãi rác dân sinh hiện nay chủ yếu dùng phương pháp đốt

"Người dân không quan tâm bất cứ điều gì liên quan đến công nghệ xử lý rác mà kiên quyết đưa ra yêu cầu không được đặt bãi rác tại địa bàn xã", ông Hiến nói. 

Trưởng phòng Quản lý Môi trường cho hay, chính vì lý do đó, hiện nay toàn tỉnh Vĩnh Phúc mới có 2 nhà máy xử lý rác đi vào hoạt động tại huyện Tam Dương (công suất thực tế khoảng 75 tấn/ngày) và nhà máy rác tại huyện Yên Lạc (công suất khoảng 50 tấn/ngày). 

Theo ông Hiến, cuối năm 2021, UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt đề án xử lý rác thải sinh hoạt và vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 và định hướng năm 2030. Nếu áp dụng thành công, đề án này sẽ giúp giải bài toán rác thải mà Vĩnh Phúc đang đối mặt. 

Phước Trình Copyright @ 2024. Phát triển bởi tltvietnam.vn
Online: 18 | Tổng: 613602
zalo
zalo
Nhắn tin messenger
Facebook