Khánh Hòa: Đưa ra các giải pháp kịp thời nhằm bảo vệ nguồn nước trước thách thức của BĐKH
Theo khảo sát của Sở TN-MT tỉnh Khánh Hòa, tổng lượng khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh hiện nay là 222.692m3/ngày, trong đó lượng nước sử dụng cho sinh hoạt là 136.891 m3/ngày và cho sản xuất là 85.801m3/ngày.
Ảnh minh họa
Theo số liệu vận hành mạng lưới quan trắc chất lượng và số lượng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh những năm gần đây cho thấy chất lượng nước của tầng chứa nước Holocen và các tầng chứa nước Pleistocen (trên, giữa, dưới) tại một số vùng có độ tổng khoáng hóa (TDS) tăng cao vượt quy chuẩn cho phép (QCVN 09-MT/2015/BTNMT). Giá trị TDS cao nhất trong tầng Pleistocen trên ghi nhận được vào 4/2019 tại vị trí VT4B (TX. Phú Mỹ) là 1.810 mg/l và VT8A (TP. Vũng Tàu) là 3.933mg/l.
Điều này cho thấy chất lượng các tầng chứa nước dưới đất ngoài chịu sự tác động của hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực, còn bị tác động bởi quá trình lấn sâu biên mặn vào đất liền.
Kịch bản BĐKH và mực nước biển dâng cho Việt Nam do Bộ TN-MT xây dựng và công bố cũng cho thấy, nếu mực nước biển dâng 100cm thì khoảng 4,79% diện tích tỉnh BR-VT có nguy cơ bị ngập. Trong đó, TP. Vũng Tàu (22,78% diện tích), TX. Phú Mỹ (13,05% diện tích) có nguy cơ ngập cao; huyện Xuyên Mộc (0,17%), huyện Đất Đỏ (1,42%), huyện Long Điền (6,16%), TP. Bà Rịa (8,8%).
Kết quả dự báo cho thấy, diện tích ngập của tỉnh chiếm tỷ lệ lớn sẽ dẫn đến xu hướng nhiễm mặn sẽ tiến vào đất liền ngày càng sâu hơn. Theo ông Đặng Sơn Hải, Phó Giám đốc Sở TN-MT, từ những vấn đề nêu trên, tháng 1/2022, Sở TN-MT đã hoàn thành dự án “Điều tra, đánh giá nhiễm mặn các tầng chứa nước do tác động của BĐKH, mực nước biển dâng tại các khu vực ven biển tỉnh”.
Dự án đã tổng hợp toàn bộ thông tin, dữ liệu đã thực hiện và nghiên cứu trên địa bàn tỉnh về BĐKH và diễn biến chất lượng các tầng chứa nước, cùng với việc ứng dụng các phương pháp hiện đại như ảnh điện, mô hình hóa nước dưới đất nhằm đánh giá, dự báo diễn biến xâm nhập mặn các tầng chứa nước dưới đất trong bối cảnh nước biển dâng do BĐKH khu vực ven biển tỉnh BR-VT.
Kết quả thực hiện của dự án sẽ góp phần thực hiện kế hoạch ứng phó hiệu quả với BĐKH như Quyết định số 2927/QĐ-UBND của UBND tỉnh từ đó đề xuất các giải pháp quản lý và khai thác hiệu quả tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.
Thông qua dự án, Sở TN-MT đã xác định được hiện trạng xâm nhập mặn các tầng chứa nước dưới đất khu vực ven biển tỉnh; dự báo được khả năng nhiễm mặn các tầng chứa nước dưới đất trong bối cảnh nước biển dâng do BĐKH khu vực ven biển tỉnh.
Từ đó, Sở TN-MT cũng đã xây dựng bản đồ mô phỏng xâm nhập mặn tại các khu vực ven biển phục vụ công tác quản lý, cấp phép khai thác nước dưới đất. Đồng thời đề xuất UBND tỉnh thực hiện các giải pháp quản lý, giảm thiểu xâm nhập mặn, khai thác hợp lý nhằm hạn chế xâm nhập mặn và phát triển bổ sung nguồn nước nhạt.
Ông Hải khẳng định thêm, công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất cần được đẩy mạnh thực hiện. Đối với những vùng, những khu vực có nguy cơ ô nhiễm xâm nhâp̣ mặn cao và khu vưc có nhu cầu khai thác đang tăng mạnh; giám sát diễn biến về số lượng, chất lượng nguồn nước dưới đất (kết hợp với mạng quan trắc tài nguyên môi trường nước dưới đất của địa phương và trung ương), ưu tiên thực hiện trước đối với các khu vực có nguy cơ ô nhiễm mặn cao, các khu vưc khai thác nước dưới đất tập trung.
Hiện Sở TN-MT đang định kỳ rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch cho phù hợp với yêu cầu thực tế; xây dựng hê ̣thống thông tin, cơ sở dữ liêu tài nguyên nước dưới đất, gắn với cơ sở dữ liệu về môi trường, đất đai và các lĩnh vực khác có liên quan, bảo đảm tích hợp với hê ̣ thống thông tin cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước, cơ sở dữ liêu về tài nguyên và môi trường của địa phương và Trung ương.
Bên cạnh đó, công tác thanh - kiểm tra cũng được tiến hành thường xuyên nhằm mục đích phát hiện kịp thời những ảnh hưởng xấu, những tác động đến chất lượng nước dưới đất của khu vực để từ đó có thể ngăn chặn và đưa ra những biện pháp xử lý, giải quyết hợp lý, kịp thời…