Kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu

Kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu

Kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu

Kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu

Kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu
Kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG PHƯỚC TRÌNH

Kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu

Chiều 5/11, tại Hà Nội, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức hội thảo tham vấn về Báo cáo kinh tế biển xanh Việt Nam.

Ngư dân Vạn chài Mỹ Á, xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi đánh bắt hải sản. Ảnh minh họa: Đinh Hương/TTXVN

Báo cáo này sẽ được công bố tại Hội nghị quốc tế về “Kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu” tổ chức trong hai ngày 13 - 14/12/2021 tại Hà Nội.

 

Ông Lưu Anh Đức, Vụ phó Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho biết, Báo cáo được Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc thực hiện, thông qua việc đánh giá đóng góp của các ngành vào nền kinh tế đại dương, báo cáo đặt mục tiêu chỉ ra các tiềm năng của nền kinh tế biển Việt Nam hướng đến phát triển bền vững.

Theo ông Lưu Anh Đức, có 8 ngành kinh tế biển chính ở Việt Nam gồm: Năng lượng tái tạo biển, dầu khí, thủy hải sản, du lịch, vận tải biển, môi trường, đa dạng sinh học và các dịch vụ sinh thái. Để xác định được tiềm năng của các ngành trên, các chuyên gia cho rằng cần thực hiện một số kịch bản phát triển kinh tế biển đến năm 2030 theo từng ngành với 2 phương án bao gồm: Phát triển các ngành như thông thường, phát triển bền vững (kịch bản xanh lam).

Phát biểu tại hội thảo, ông Đào Xuân Lai, Trưởng ban Biến đổi khí hậu và Môi trường, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc Việt Nam cho biết: Kinh tế biển là mối quan hệ tổng hòa của các ngành trên một môi trường biển có sự gắn kết chặt chẽ, ít ranh giới, sự phát triển của một ngành có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến các ngành khác. Vì vậy, bên cạnh việc đánh giá từng ngành, báo cáo cũng hướng đến đánh giá tương tác giữa các ngành để có cái nhìn tổng hợp, qua đó đưa ra những phân tích, đánh giá, đề xuất và kiến nghị đảm bảo rằng tăng trưởng kinh tế biển không phải đánh đổi chất lượng môi trường là điều cơ bản để đảm bảo một nền kinh tế xanh mạnh mẽ ở Việt Nam.

Tại hội thảo, nhóm chuyên gia đã trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu chuyên đề về các ngành kinh tế biển. Các kết quả nghiên cứu đều chỉ ra thực trạng, các khó khăn, thách thức, mối liên quan tới các Mục tiêu Phát triển bền vững và các kịch bản phát triển của từng ngành trên.

Phước Trình Copyright @ 2024. Phát triển bởi tltvietnam.vn
Online: 20 | Tổng: 604156
zalo
zalo
Nhắn tin messenger
Facebook