Nuôi giàn treo là một phương thức hạn chế ô nhiễm môi trường nhưng vẫn nhếch nhác, tạm bợ
Muôn loài rác được xả bỏ ra biển, sóng đánh khắp nơi
Mô hình nuôi trồng có sử dụng phao xốp đang góp phần gia tăng ô nhiễm nước biển
Lồng nuôi nhếch nhác và thiếu bền vững trước giông bão của đại dương
Thùng phuy đang bị hà biển, nước biển gặm nhấm làm ô xy hóa, hoen rỉ theo thời gian và cùng hòa vào nước biển
Nuôi biển truyền thống bị sóng đánh tan tác sau 1 trận bão, thiệt hại rất lớn về kinh tế.
Vậy giải pháp nào để vừa phát triển kinh tế bền vững và an toàn cho đại dương xanh?
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) ngày 7/2 đã công bố một báo cáo cho thấy thực trạng rác thải nhựa đại dương, từ đó kêu gọi thế giới hành động khẩn cấp nhằm xây dựng một Hiệp ước quốc tế về rác thải nhựa. Hưởng ứng lời kêu gọi này, ngành nuôi thủy hải sản biển Việt Nam đang nhanh chóng triển khai một số giải pháp hạn chế vấn nạn ô nhiễm đại dương. Trong số đó là việc truyền thông thay đổi nhận thức, hành vi của người dân nuôi có trách nhiệm với vùng nuôi, đồng thời nhanh chóng chuyển đổi vật liệu lồng/bè nuôi biển từ truyền thống sang sử dụng nhựa HDPE và nuôi biển theo mô hình công nghệ của Na Uy.
Trong khuôn khổ dự án Truyền thông thí điểm hướng đến nâng cao nhận thức và thay đổi thái độ đối với rác thải nhựa đại dương trong cộng đồng ngư dân và người nuôi trồng thủy sản với sự tài trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam), một số địa phương khu vực ven biển miền Trung đã triển khai nhiều hoạt động truyền thông hướng đến giảm rác thải nhựa đại dương vì sự sống và sinh kế.
Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng rác thải nhựa nhiều nhất thế giới và đứng thứ 4 trên 20 quốc gia ở nhóm đầu, với khoảng 730.000 tấn rác thải nhựa bị đổ ra biển mỗi năm.
Để ngăn chặn ô nhiễm nhựa đại dương, Chính phủ, cơ quan quản lý, chính quyền địa phương đang phối hợp cùng các tổ chức quốc tế để đưa ra các dự án, chương trình hành động. Một trong những giải pháp mũi nhọn là thay đổi nhận thức, giúp người dân hiểu hơn về tác hại của rác thải nhựa đại dương, đồng thời hiểu thêm về các chính sách, quy định của nhà nước về vấn đề này. Tuy nhiên, hoạt động truyền thông về rác nhựa tại Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế. Chỉ 2,3% số người được hỏi có biết đến các chương trình, hoạt động của nhà nước trong nỗ lực chống ô nhiễm rác thải nhựa.
Chia sẻ với PV, ông Tạ Anh Tuấn, Quản lý truyền thông Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương của WWF-Việt Nam cho rằng truyền thông, đặc biệt là truyền thông chính sách về rác thải nhựa cần được đẩy mạnh, nhằm giúp Chính phủ và các tổ chức quốc tế có sự đồng hành của người dân trong các dự án bảo vệ môi trường.
Song hành với truyền thông thì chính sách và các hoạt động chuyển đổi vật liệu bền vững cho các lĩnh vực tham gia phát triển kinh tế trên biển là rất cần thiết, trong đó đặc biệt chú trọng đến lĩnh vực nuôi hải sản biển- lĩnh vực đang gây ra nhiều vấn nạn ô nhiễm cho các cùng biển ở Việt Nam.
Mô hình lồng tròn bằng ống nhựa HDPE và nuôi hải sản bằng công nghệ Na Uy
Tính ưu việt khi chuyển đổi vật liệu HDPE và nuôi biển theo công nghệ của Na Uy
Độ bền tốt, có tính mềm dẻo: Lồng nuôi hải sản HDPE được biết có tuổi thọ lên tới 50 năm, và dễ dàng thích nghi với mọi loại địa hình, địa lý.
Có khả năng kháng tia UV, sức kháng cao với ăn mòn, phù hợp với nhiều điều kiện như môi trường nước biển, nước lợ mặn.
Ít bị ảnh hưởng từ biến động bên ngoài như sạt lở đất, địa chấn, bão to.
Độ nổi tốt, khả năng chịu lực cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trọng lượng nhẹ, dễ dàng vận chuyển và lắp đặt, kể cả trong điều kiện địa hình phức tạp và thiếu ổn định.
Là giải pháp tiết kiệm cho người dân.
Phù hợp ngay cả trong điều kiện nuôi biển ngoài khơi. Thân thiện với môi trường.
Hiện nay một trong những vật liệu nhựa đang được đưa vào thay thế vật liệu truyền thống như nứa, tre, phao xốp, thùng phuy,.. đó là vật liệu nhựa HDPE. Đây là dòng vật liệu hạn chế được vấn nạn xả bỏ rác ra đại dương bởi nó có độ bền đẹp, chịu được áp lực sóng gió, nước biển dâng.
Để khuyến khích người dân nuôi trồng thủy sản biển ở 28 tỉnh ven biển, các nhà quản lý và các bên liên quan tại nhiều địa phương đã kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư những mô hình trình diễn công nghệ lồng nuôi HDPE tại các vùng nuôi trọng điểm của tỉnh để người dân tham quan, học tập, tính toán việc chuyển đổi lồng nuôi sang vật liệu HDPE thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong năm 2022, nhiều Sở NN&PTNT còn tham mưu UBND tỉnh chính sách hỗ trợ theo hướng tỉnh sẽ hỗ trợ lãi suất để người dân vay vốn chuyển đổi lồng nuôi bằng gỗ sang vật liệu HDPE.
Được biết, một trong những doanh nghiệp đang tiên phong đồng hành cùng các địa phương ven biển và hỗ trợ nhiều chính sách cho người dân nuôi biển có trách nhiệm với đại dương là Tập đoàn Nhựa Super Trường Phát. Hiện Tập đoàn Nhựa Super Trường Phát đang triển khai xây dựng nhiều mô hình trình diễn tại các địa phương và được các cấp quản lý địa phương nhiệt thành ủng hộ và hợp tác như Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa- Vũng Tàu,…với mong muốn cùng nhau chung tay xây dựng vì màu xanh của đại dương hôm nay và mai sau.