Sơn La: Sẽ thanh, kiểm tra các cơ sở chăn nuôi trên diện rộng

Sơn La: Sẽ thanh, kiểm tra các cơ sở chăn nuôi trên diện rộng

Sơn La: Sẽ thanh, kiểm tra các cơ sở chăn nuôi trên diện rộng

Sơn La: Sẽ thanh, kiểm tra các cơ sở chăn nuôi trên diện rộng

Sơn La: Sẽ thanh, kiểm tra các cơ sở chăn nuôi trên diện rộng
Sơn La: Sẽ thanh, kiểm tra các cơ sở chăn nuôi trên diện rộng
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG PHƯỚC TRÌNH

Sơn La: Sẽ thanh, kiểm tra các cơ sở chăn nuôi trên diện rộng

Đây là một trong những nội dung trọng tâm tại Công văn 2800/UBND-KT, ngày 27/7/2022, của UBND tỉnh Sơn La, về tăng cường công tác bảo vệ môi trường đối với các cơ sở hoạt động chăn nuôi. UBND tỉnh yêu cầu, Sở NN&PTNT chủ trì, đề xuất thanh, kiểm tra các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn, quy mô trung bình, báo cáo kết quả trước ngày 30/10/2022.

 

Qua rà soát, tỉnh Sơn La hiện có trên 10 cơ sở chăn nuôi (lợn, bò) quy mô lớn và hàng nghìn cơ sở quy mô vừa, nhỏ, chăn nuôi nông hộ. Thời gian qua, các cấp, các ngành đã tăng cường triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường trong chăn nuôi, song tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn còn xảy ra.

 

a2.jpg

UBND tỉnh giao Sở TN&MT tăng cường thanh, kiểm tra các cơ sở đã được UBND tỉnh phê duyệt Báo cáo ĐTM và các đối tượng thuộc thẩm quyền cấp Giấy phép môi trường.

Để thực hiện có hiệu quả quy định bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, Luật Chăn nuôi 2018, phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm, UBND tỉnh giao Sở TN&MT đôn đốc, hướng dẫn, yêu cầu các cơ sở chăn nuôi thuộc đối tượng lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), cấp Giấy phép môi trường lập hồ sơ thủ tục về môi trường; đầu tư xây dựng và vận hành các công trình xử lý chất thải phát sinh đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trước khi thải ra môi trường.

Tăng cường thanh, kiểm tra các cơ sở đã được UBND tỉnh phê duyệt Báo cáo ĐTM và các đối tượng thuộc thẩm quyền cấp Giấy phép môi trường. Trường hợp phát hiện vi phạm, cương quyết xử lý nghiêm. Nâng cao chất lượng thẩm định Báo cáo ĐTM, cấp Giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh với các cơ sở chăn nuôi. Trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm từ hoạt động chăn nuôi, hướng dẫn, đôn đốc, yêu cầu các Sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để khắc phục ô nhiễm.

Giao Sở NN&PTNT khẩn trương tham mưu cho UBND tỉnh ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn, tổ chức thi hành pháp luật về chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường. Báo cáo kết quả thực hiện với UBND tỉnh trước ngày 30/12/2022.

Chủ trì khẩn trương trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi. Trên cơ sở Nghị quyết của HĐND tỉnh, tiếp tục chủ trì rà soát các cơ sở chăn nuôi xây dựng và hoạt động trước ngày 1/1/2020 thuộc khu vực không được phép chăn nuôi, yêu cầu các cơ sở phải ngừng hoạt động hoặc di dời đến địa điểm phù hợp, thời gian chậm nhất ngày 31/12/2025.

Hàng năm trước ngày 30/3, chủ trì rà soát tất cả các cơ sở chăn nuôi trang trại đang hoạt động. Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, yêu cầu các cơ sở chăn nuôi xây dựng và hoạt động trước ngày 1/1/2020 mà không đáp ứng điều kiện chăn nuôi thì phải hoàn thiện đầy đủ điều kiện chăn nuôi theo quy định của Luật Chăn nuôi, chậm nhất ngày 31/12/2025. Trong đó, yêu cầu các tổ chức, cá nhân chăn nuôi trang trại quy mô lớn phải được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi. Báo cáo kết quả rà soát với UBND tỉnh, đồng thời gửi Sở TN&MT để phối hợp kiểm tra, giám sát.

Chủ trì tham mưu xây dựng và tổ chức vùng chăn nuôi, sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi tập trung gắn với xử lý chất thải, bảo vệ môi trường. Trong quá trình thẩm định đề xuất chủ trương đầu tư các dự án chăn nuôi, nghiên cứu tham gia ý kiến theo đúng các quy định của Luật Chăn nuôi 2018, trong đó phải đảm bảo chặt chẽ yêu cầu quy định về khoảng cách an toàn, khu vực không được phép chăn nuôi gắn với các yếu tố điều kiện tự nhiên và bảo vệ môi trường.

Đề xuất chương trình thanh, kiểm tra các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn, quy mô trung bình đang hoạt động. Hoàn thành và báo cáo kết quả thanh, kiểm tra với UBND tỉnh trước ngày 30/10/2022.

Công an tỉnh chỉ đạo các phòng, đội nghiệp vụ và Công an cấp huyện triển khai các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.

 

a1.jpg

Giao UBND các huyện, thành phố kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, yêu cầu các cơ sở chăn nuôi nông hộ phải thực hiện xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu theo Điều 60 Luật Chăn nuôi 2018.

UBND các huyện, thành phố thực hiện có hiệu quả, trách nhiệm các nội dung Quy chế phối hợp trong quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh và các nội dung trong bản cam kết về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường giữa Chủ tịch UBND các huyện, thành phố với Chủ tịch UBND tỉnh.

Định kỳ hàng năm, rà soát tất cả các cơ sở chăn nuôi nông hộ (quy mô dưới 10 đơn vị vật nuôi theo quy định của Luật Chăn nuôi) đang hoạt động trên địa bàn. Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, yêu cầu các cơ sở chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng yêu cầu theo Điều 56 Luật Chăn nuôi 2018 và phải thực hiện xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu theo Điều 60 Luật Chăn nuôi 2018. Kiên quyết xử lý các hộ chăn nuôi không có giải pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải, mùi gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân.

Tiếp tục rà soát các khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi, kịp thời báo cáo Sở NN&PTNT tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh đề xuất điều chỉnh Nghị quyết của HĐND tỉnh. Đối với các khu vực thuộc nội thành thành phố, thị trấn, khu dân cư mà UBND các huyện, thành phố không đề xuất đưa vào Nghị quyết của HĐND tỉnh, trường hợp để xảy ra ô nhiễm, Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm xử lý và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về việc không đề xuất.

Trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm môi trường hoặc có các thông tin phản ánh về ô nhiễm từ hoạt động chăn nuôi, UBND các huyện, thành phố phải chủ động kiểm tra, xác minh nguyên nhân gây ô nhiễm và các nội dung thông tin phản ánh. Nếu phát hiện hành vi vi phạm, cương quyết xử lý nghiêm.

Thành lập và duy trì các Tổ công tác của UBND các huyện, thành phố kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở chăn nuôi, đặc biệt là các cơ sở chăn nuôi nông hộ. Tổ chức ký cam kết thực hiện công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên nước giữa Chủ tịch UBND cấp xã, các cơ sở với Chủ tịch UBND huyện. Nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường, nguồn nước từ hoạt động của các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về môi trường, chủ cơ sở và Chủ tịch UBND cấp xã phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chủ tịch UBND cấp huyện.

UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, các huyện, thành phố định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện với UBND tỉnh, qua Sở TN&MT trước ngày 10/6 và 10/12. Riêng năm 2022 báo cáo trước ngày 15/9 và 10/12.

Sở TN&MT có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo về UBND tỉnh trước ngày 30/6 và 30/12.

Phước Trình Copyright @ 2024. Phát triển bởi tltvietnam.vn
Online: 18 | Tổng: 613665
zalo
zalo
Nhắn tin messenger
Facebook