TP.HCM: Dùng công nghệ để cảnh báo ô nhiễm không khí

TP.HCM: Dùng công nghệ để cảnh báo ô nhiễm không khí

TP.HCM: Dùng công nghệ để cảnh báo ô nhiễm không khí

TP.HCM: Dùng công nghệ để cảnh báo ô nhiễm không khí

TP.HCM: Dùng công nghệ để cảnh báo ô nhiễm không khí
TP.HCM: Dùng công nghệ để cảnh báo ô nhiễm không khí
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG PHƯỚC TRÌNH

TP.HCM: Dùng công nghệ để cảnh báo ô nhiễm không khí

Mới đây, tại Hội thảo "Mô hình hóa tác động của không khí ô nhiễm và biến đổi khí hậu (BĐKH) đối với sức khỏe cộng đồng tại TP.HCM” do Đại học Quốc gia TP.HCM phối hợp với Đại học Dublin (Ireland) tổ chức, các chuyên gia đã chỉ ra những tác nhân gây ra ô nhiễm không khí và các giải pháp hạn chế tình trạng này tại TP.HCM.

 

Nỗi lo bụi mịn PM2.5

PGS. TS Nguyễn Minh Tâm - Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết: TP.HCM là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. Tuy nhiên trong quá tình phát triển, thành phố đang đối mặt với nhiều vấn đề vê môi tường do quá trình đô thị hóa như vấn đề rác thải, ô nhiễm tiếng ồn, đặc biệt ô nhiễm không khí và BĐKH.

Trong đó, hàm lượng các vật chất siêu nhỏ (PM2.5) tại TP.HCM hiện đang vượt quá tiêu chuẩn khuyến nghị cho sức khỏe. Ô nhiễm không khí nói chung và phơi nhiễm các vật chất siêu nhỏ nói riêng hiện nay là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các rủi ro về sức khỏe bệnh tật như bệnh về đường hô hấp, các nguy cơ dẫn đến tử vong sớm. Tất cả những vấn đề đó buộc chúng ta phải nhanh chóng có giải pháp để kiểm soát hàm lượng chất gây ô nhiễm không khí càng sớm càng tốt.

PGS. TS Hồ Quốc Bằng - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ô nhiễm không khí và BĐKH, Phó Trưởng Ban đào tạo, Đại học Quốc gia TP.HCM cũng khẳng định: Hiện nay, lượng bụi mịn PM2.5 của TP.HCM cao gấp 4 - 5 lần tiêu chuẩn cho phép của WHO. Trong đó, tỷ lệ PM2.5 từ phương tiện giao thông chiếm 36,75% nguồn phát thải bụi mịn trong thành phố.

 

cac-phuong-tien-giao-thong.jpg

Các phương tiện giao thông đang là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm bụi mịn PM2.5 tại TP.HCM

Còn tổng phát thải khí nhà kính năm 20219 của TP.HCM là trên 58 triệu tấn Co2/năm, trong đó sản xuất công nghiệp 30%, giao thông vận tải 20% (riêng xe máy chiếm trên 80%). Theo ông Bằng, TP.HCM có hơn 9 triệu phương tiện cá nhân lưu thông, gồm hơn 8 triệu xe máy và trên 800.000 ôtô, điều đáng nói trong số này có nhiều phương tiện cũ nát, không đảm bảo tiêu chuẩn khi lưu hành.

PGS.TS Lê Thị Tuyết Lan - Chủ tịch Hội hen suyễn, dị ứng và miễn dịch lâm sàng TP.HCM, cho rằng ô nhiễm không khí gây ra tác động nặng nề lên sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em. Năm 2017, lần đầu tiên ô nhiễm không khí được đánh giá là gây tử vong hàng đầu trên thế giới, vượt qua cả thuốc lá, trong đó 92% xảy ra ở các nước trung bình và thấp, trong đó có Việt Nam. Trong đó, tại TP.HCM, theo thống kế có hơn 1.000 người chết mỗi năm là do ô nhiễm không khí, các nguyên nhân gây tử vong có liên quan ô nhiễm không khí là là nhồi máu cơ tim, bệnh lý hô hấp và ung thư phổi…

Gửi tin nhắn cảnh báo ô nhiễm

Tại hội thảo, TS. Ricardo Simon Carbajo - Giám đốc Trung tâm Đổi mới và Phát triển, Ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo Ireland, Đại học Dublin, Ireland, đã có báo cáo về Dự án ứng dụng theo dõi chất lượng không khí HealthyAIR. Dự án này là sự hợp tác Trung tâm Ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo Ireland và Đại học Quốc gia TP.HCM.

Dự án được triển khai từ năm 2020 với quy mô xây dựng 6 trạm quan trắc chất lượng không khí tự động tại TP.HCM. Sau khi thu thập và phân tích dữ liệu không khí, nhóm nghiên cứu sẽ phân tích tác động của ô nhiễm không khí. Sau đó, dự án sẽ phát triển các mô hình học để dự đoán mức độ của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe cộng đồng bằng cách phân tích sự tương quan mức độ ô nhiễm không khí trong các khoảng thời gian ngắn hạn, trung hạn và dài hạn tại TP.HCM.

Tất cả kết quả về thông tin ô nhiễm không khí này đưa đến với người dân thông qua 1 App trên điện thoại Healthy AIR. Ứng dụng Healthy AIR có thể đo được nhiều chất gây ô nhiễm không khí như: O3, NO2, SO2, PM2.5, CO…; đồng thời đưa ra các khuyến cáo, cảnh báo về chất lượng không khí cho các nhóm đối tượng có các bệnh như hen suyễn, viêm xoang, hô hấp… Ứng dụng chạy được trên hai nền tảng IOS và Android, hoàn toàn miễn phí đối với người sử dụng.

“TP.HCM cần xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng ô nhiễm không khí từ nay đến 2025, tầm nhìn đến 2030 theo yêu cầu của Bộ TN&MT. Ngoài ra, TP.HCM nên kiểm soát ngay khí thải xe gắn máy bằng cách loại bỏ những xe gắn máy cũ nát. Thực hiện ngay việc kiểm tra khí thải xe gắn máy, nếu không đạt chuẩn khí thải phải loại bỏ hoặc yêu cầu người dân duy tu, bảo dưỡng”

 

PGS. TS Hồ Quốc Bằng

PGS.TS Hồ Quốc Bằng - đồng Giám đốc Dự án cho biết: Khi cài đặt ứng dụng Healthy AIR, người dân có thể biết được chất lượng không khí tại thời điểm hiện tại ở một khu vực và được dự báo chất lượng không khí trong thời gian 1 - 2 ngày tới như thế nào, từ đó có có kế hoạch bảo vệ sức khỏe trước tác động của ô nhiễm không khí. Đặc biệt, ứng dụng sẽ gửi tin nhắn trực tiếp đến người dùng khi ô nhiễm không khí tăng cao, và đưa ra các khuyến nghị thích hợp tùy theo mức độ ô nhiễm như đeo khẩu trang, không ra đường hay tập thể dục ngoài trời, cần xịt thêm thuốc hen suyễn (đối với người mắc bệnh) trong những đợt ô nhiễm cấp để tránh nhập viện.

Cũng theo PGS.TS Hồ Quốc Bằng, sau một thời gian đưa vào sử dụng, ứng dụng Healthy AIR đã được người sử dụng đánh giá cao và số lượng người tải ứng dụng ngày càng tăng lên. Hiện tại, điểm đánh giá của ứng dụng Healthy Air trên các kho ứng dụng miễn phí đang duy trì ở mức 5 sao. Theo kế hoạch, Dự án sẽ tiếp tục xây dựng thêm 10 trạm quan trắc không khí tự động trên địa bàn TP.HCM để có thể đánh giá đầy đủ mức độ ô nhiễm không khí trên toàn địa bàn thành phố.

Phước Trình Copyright @ 2024. Phát triển bởi tltvietnam.vn
Online: 20 | Tổng: 642835
zalo
zalo
Nhắn tin messenger
Facebook