CÁCH NUÔI BÙN HIẾU KHÍ NHANH LÊN

CÁCH NUÔI BÙN HIẾU KHÍ NHANH LÊN

CÁCH NUÔI BÙN HIẾU KHÍ NHANH LÊN

CÁCH NUÔI BÙN HIẾU KHÍ NHANH LÊN

CÁCH NUÔI BÙN HIẾU KHÍ NHANH LÊN
CÁCH NUÔI BÙN HIẾU KHÍ NHANH LÊN
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG PHƯỚC TRÌNH

CÁCH NUÔI BÙN HIẾU KHÍ NHANH LÊN

CÁCH NUÔI BÙN HIẾU KHÍ NHANH LÊN

Bùn hiếu khí là nhân tố có vai trò quan trọng đối với hiệu quả của quá trình xử lý sinh học hiếu khí của các công trình như Aerotank, mương oxy hóa, bể MBBR,…

Bản chất của bùn hiếu khí là quần thể các vi sinh vật. Nhờ có quần thể vi sinh vật sinh trưởng, phát triển và phân hủy các chất ô nhiễm mà nước thải được làm sạch.

Vì vậy, công việc nuôi bùn hiếu khí có yếu tố quyết định đến hiệu quả xử lý nước thải, bởi nếu quần thể vi sinh vật được tạo điều kiện môi trường sinh trưởng và phát triển tốt, chúng sẽ không có lý do gì để không hoàn thành tốt nhiệm vụ phân hủy chất ô nhiễm của mình.

Bài viết sau đây Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ Môi trường Phước Trình muốn chia sẻ, mách nhỏ các kinh nghiệm về cách nuôi bùn hiếu khí nhanh lên, cho hiệu quả xử lý nước thải cao.

1. Công việc chuẩn bị trước khi nuôi bùn:

- Kiểm tra, đảm bảo hoạt động của hệ thống bơm, cấp khí, cấp điện,…

- Tính toán, chuẩn bị lượng bùn hiếu khí cần thiết cho hệ thống.

- Chuẩn bị các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình nuôi bùn.

Trong nước thải đã có sẵn quần thể vi sinh vật, do đó chỉ cần cung cấp các chất dinh dưỡng và tiến hành nuôi bùn, phát triển quần thể vi sinh vật này. Tuy nhiên, giai đoạn khởi động này sẽ rất mất thời gian và chi phí.

Thay vào đó, việc sử dụng nguồn bùn hiếu khí có sẵn từ các hệ thống xử lý hiếu khí tương tự sẽ giải quyết được vấn đề này. Đây là nguồn bùn hiếu khí có hoạt tính cao với hệ sinh vật đã phát triển hoàn thiện, vì vậy sẽ tiết kiệm đáng kể thời gian, công sức và chi phí để khởi động hệ thống.

2. Hướng dẫn nuôi bùn:

- Giai đoạn khởi động ban đầu, cần để bùn vi sinh thích nghi dần với điều kiện tải lượng và nồng độ ô nhiễm của nước thải. Do đó, chạy tải 30% lưu lượng với bùn hoạt tính rồi sau đó tăng dần công suất cấp nước thải cho đến khi chỉ số bùn đạt 200 – 300 ml/l.

- Đảm bảo cấp khí liên tục và phân tán đều nước thải trên toàn bộ thể tích bể xử lý để tạo sự tiếp xúc đều giữa nước và bùn hoạt tính.

- Cung cấp chất dinh dưỡng từ từ vào bể với lượng tăng dần tới khi bùn vi sinh thích nghi với tính chất nước thải rồi tiến hành chạy hệ thống liên tục với lưu lượng 20%, 50%, 75%, 100%.

3. Các thông số cần kiểm soát trong quá trình nuôi bùn:

- pH: Cần duy trình pH trong bể hiếu khí trong khoảng 6.5 – 8.5.

- DO: Cái tên gọi “bùn hiếu khí” đã cho thấy điều kiện hoạt động bắt buộc có oxy, do đó cần đảm bảo duy trì nồng độ DO trong khoảng 2 – 4 mg/l. Sử dụng đầu dò DO để kiểm soát nồng độ oxy và phái đảm bảo hoạt động liên tục của máy thổi khí.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ tăng làm giảm độ hòa tan của oxy trong nước và làm tăng tốc độ của quá trình chuyển hóa. Quá trình này lại cần oxy hòa tan nên tốc độ tiêu thụ DO cũng tăng. Nên duy trì nhiệt độ của nước thải trong khoảng 20 – 300C. Khi nhiệt độ tăng quá ngưỡng 400C có thể dẫn tới vi sinh vật bị chết.

- Chất dinh dưỡng cung cấp phải đảm bảo tỷ lệ BOD:N:P = 100:5:1, bên cạnh đó các nguyên tố S, K, Mg, Ca, Na, Cl, Fe, Mo, Co, Zn, Cu,…cũng là các nguyên tố cần thiết cho vi sinh vật.

- Nồng độ và tốc độ tuần hoàn bùn hoạt tính: Phait duy trì sự tuần hoàn bùn hoạt tính tiếp diễn trong hệ thống. Nếu tốc độ này quá thấp, bể hiếu khí có thể bị quá tải thủy lực, làm giảm thời gian thông khí.

4. Các sự cố thường gặp trong quá trình nuôi bùn hiếu khí và cách khắc phục:

Sự cố bọt nổi: Bọt nổi nhiều trên bề mặt

- Do lượng bùn hoạt tính trong bể xử lý hiếu khí quá ít, nồng độ chất hữu cơ cao vượt quá khả năng xử lý của vi sinh vật nhiều lần, vi sinh vật bị sốc tải => KHẮC PHỤC: Cần kiểm tra lại tính chất nước thải đầu vào và bổ sung thêm bùn.

Sự cố bùn nổi trong bể lắng: Bùn tại bể lắng nổi lên từng tảng hoặc nổi từng cục có màu đen hoặc màu nâu, trôi lẫn theo dòng nước đầu ra.

- Do sự khử nitrat hóa => KHẮC PHỤC: Tăng tốc độ tuần hoàn bùn, điều chỉnh tuổi bùn để hạn chế sự khử nitrat.

- Do thông khí quá mức => KHẮC PHỤC: Giảm sự thông khí.

Quá trình chuẩn bị để nuôi bùn, tiến hành nuôi bùn và duy trì các điều kiện để bùn hiếu khí phát triển tốt cho hiệu quả xử lý cao, cũng như hạn chế các sự cố không mong muốn xảy ra là một công việc cực kì phức tạp và khó khăn, đòi hỏi cần chuyên môn và kinh nghiệm trong vận hành.

Bằng kinh nghiệm thực tế đã nuôi bùn và vận hành công trình cho nhiều hệ thống xử lý nước thải khác nhau. Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ Môi trường Phước Trình hi vọng những chia sẻ là hữu ích đối với nhân viên phụ trách hệ thống xử lý nước thải trong công việc nuôi bùn hiếu khí nhanh lên. Mọi thắc mắc Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Phước Trình Copyright @ 2024. Phát triển bởi tltvietnam.vn
Online: 5 | Tổng: 634043
zalo
zalo
Nhắn tin messenger
Facebook