CÔNG NGHỆ HÓA LÝ TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CÔNG NGHỆ HÓA LÝ TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CÔNG NGHỆ HÓA LÝ TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CÔNG NGHỆ HÓA LÝ TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CÔNG NGHỆ HÓA LÝ TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CÔNG NGHỆ HÓA LÝ TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG PHƯỚC TRÌNH

CÔNG NGHỆ HÓA LÝ TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Xử lý nước thải bằng công nghệ hóa lý dựa trên cơ sở là các phản ứng hóa học, các quá trình lý hóa diễn ra giữa chất ô nhiễm với hóa chất cho thêm vào. Những phản ứng diễn ra có thể là phản ứng oxy hóa khử, các phản ứng tạo chất kết tủa hoặc các phản ứng phân hủy chất độc hại. Các phương pháp hóa học là oxy hóa, trung hòa và keo tụ (hay còn gọi là đông tụ). Thông thường đi đôi với trung hòa có kèm theo quá trình keo tụ.

Đặc điểm công nghệ hóa lý

Sử dụng hóa chất keo tụ, tạo bông, tạo phức kết hợp với chất oxy hóa mạnh nếu cần để loại bỏ (lắng/tuyển nổi) các chất ô nhiễm hoặc kim loại nặng có trong nước thải.

Quá trình keo tụ – tạo bông

Khi chất keo tụ cho vào nước và nước thải, các hạt keo bản thân trong nước bị mất tính ổn định, tương tác với nhau, kết cụm lại hình thành các bông cặn lớn, dễ lắng. Quá trình mất tính ổn định hạt keo là quá trình hóa lý phức tạp, có thể giải thích dựa trên các cơ chế sau:

- Giảm điện thế zeta tới giá trị mà tại đó dưới tác dụng lực hấp dẫn Vander Waals cùng với năng lượng khuấy trộn cung cấp thêm, các hạt keo trung hòa điện kết cụm và tạo thành bông cặn;

- Các hạt kết cụm do sự hình thành cầu nối giữa các nhóm hoạt tính trên hạt keo;

- Các bông cặn đã hình thành khi lắng xuống sẽ bắt giữ các hạt keo trên quỹ đạo lắng;

Quá trình keo tụ – tạo bông thường được áp dụng để khử màu, giảm hàm lượng cặn lơ lửng, một số kim loại nặng cũng như một phần chất ô nhiễm hữu cơ có trong xử lý nước thải,...

Quá trình lắng

Quá trình lắng là quá trình tách chất lơ lửng ra khỏi nước dưới tác dụng của trọng lực lên hạt lơ lửng có tỉ trọng nặng hơn tỉ trọng nước.

Quá trình lắng được ứng dụng như sau:

- Lắng cát (cặn dễ tách nước nói chung như cát, mảnh kim loại, thủy tinh, hạt trái cây, mảnh xương,…)

- Loại bỏ cặn hữu cơ trong bể lắng đợt I;

- Loại bỏ cặn sinh học (bùn hoạt tính, màng vi sinh vật) ở bể lắng II;

- Loại bỏ các bông cặn hóa học trong quá trình keo tụ – tạo bông;

- Nén bùn trọng lực nhằm giảm độ ẩm bùn trong công đoạn xử lý bùn.

Dựa vào hàm lượng và khả năng tương tác giữa các hạt, có thể phân ra làm 4 dạng lắng: lắng hạt rời rạc, lắng kết bông, lắng cản trở và lắng nén.

- Loại 1 – Lắng hạt rời rạc: Lắng của các hạt rắn phân tán ở nồng độ thấp. Không có sự bông tụ và tương tác lẫn nhau giữa các hạt rắn.

- Loại 2 – Lắng kết bông: Lắng của các hạt ở nồng độ thấp có sự liên kết hoặc bông tụ giữa các hạt. Khi sự kết hợp giữa các hạt xảy ra, khối lượng sẽ tăng lên dẫn đến tốc độ lắng nhanh lên.

- Loại 3 – Lắng cản trở: Các chất rắn ở nồng độ cao sẽ đẩy lẫn nhau ngăn cản tốc độ lắng. Ngoài lực đẩy, khoảng trống giữa các hạt rắn rất nhỏ để cho dòng chảy của dịch chất chảy xung quanh hạt rắn tạo ra động lực cho hạt rắn lắng.

- Loại 4 – Lắng nén: Trong quá trình lắng, nước bị đẩy khỏi chất rắn tạo thành lớp lắng nén khá chặt.

Quá trình tuyển nổi

Là quá trình tách các hạt rắn (cặn lơ lửng) hoặc hạt chất lỏng (dầu, mỡ) ra khỏi pha lỏng (nước thải). Quá trình này được thực hiện bằng cách đưa các bọt khí mịn vào pha lỏng. Bọt khí mịn dính bám vào các hạt, và lực đẩy nổi đủ lớn đẩy các hạt bám dính bọt khí lên trên bề mặt. Trong xử lý nước thải, quá trình tuyển nổi có thể sử dụng để loại bỏ dầu mỡ, cặn lơ lửng và nén bùn sinh học (bùn hoạt tính, màng vi sinh vật).

Ưu và nhược điểm khi áp dụng công nghệ hóa lý

Ưu điểm

- Loại bỏ phần lớn chất rắn lơ lửng (80 – 90%), BOD5 (40 – 70%), COD (30 – 40%), một phần chất dinh dưỡng (Nito và Photpho), kim loại nặng và vi sinh vật.

- Xử lý được các chất ô nhiễm dạng keo kích thước nhỏ.

Nhược điểm

- Tạo ra nhiều bùn, lượng bùn cần xử lý lớn

- Tiêu tốn nhiều hóa chất

Áp dụng công nghệ hóa lý trong các trường hợp

- Trước hoặc sau xử lý sinh học

- Xử lý nước thải công nghiệp nhiều chất ô nhiễm vô cơ, kim loại nặng hoặc chất trơ mà quá trình xử lý sinh học không xử lý được.

- Các công trình có công suất từ nhỏ đến lớn.

Kết luận

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về bể xử lý nước thải cùng vai trò và phân loại của chúng. Việc lắp đặt hệ thống bể xử lý nước thải là vô cùng quan trọng đối với các công trình công nghiệp hiện nay.

Môi trường Phước Trình đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc cung cấp giải pháp xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải - khí thải hiệu quả, bền vững. Chúng tôi đã thực hiện nhiều dự án xử lý nước thải - khí thải trên khắp các thành phố và các tỉnh lận cận.

Với đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, Môi trường Phước Trình không ngừng nỗ lực sáng tạo và cải tiến tối ưu hóa giải pháp xử lý nước thải – khí thải. Điều này đảm bảo hệ thống xử lý nước thải – khí thải được lắp đặt và vận hành một cách chính xác và hiệu quả. Đặc biệt, lợi ích của khách hàng và sức khỏe của con người luôn được đặt lên hàng đầu, làm nền tảng cho hoạt động của chúng tôi.

Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp xử lý nước thải – khí thải cho doanh nghiệp của mình, hãy đến với Môi trường Phước Trình ngay hôm nay để được tư vấn, lắp đặt, vận hành hệ thống xử lý nước thải – khí thải tiên tiến và tối ưu nhất. Bạn có thể yên tâm rằng việc xử lý nước thải - khí thải của doanh nghiệp sẽ được thực hiện một cách chất lượng và đáng tin cậy.

 

Phước Trình Copyright @ 2024. Phát triển bởi tltvietnam.vn
Online: 7 | Tổng: 608383
zalo
zalo
Nhắn tin messenger
Facebook