CÔNG NGHỆ SBR TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CÔNG NGHỆ SBR TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CÔNG NGHỆ SBR TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CÔNG NGHỆ SBR TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CÔNG NGHỆ SBR TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CÔNG NGHỆ SBR TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG PHƯỚC TRÌNH

CÔNG NGHỆ SBR TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

 Môi trường là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế bền vững. Môi trường ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống con người. Và tác động không nhỏ đến môi trường xung quanh. Trong lịch sử phát triển loài người. Chưa bao giờ Môi trường và điều kiện sống lại được quan tâm như những năm gần đây. 

Hiện nay, trên cả nước có rất nhiều khu công nghiệp và khu chế xuất hoạt động. Đã và đang giải quyết được vấn đề việc làm và góp phần vào sự tăng trưởng nền kinh tế đất nước. Bên cạnh đó, môi trường cũng đang bị đe dọa và ô nhiễm trầm trọng. Bởi nước thải, khí thải, chất thải từ các KCN và các Khu chế xuất thải trực tiếp ra môi trường không qua xử lý. Trong số các khu công nghiệp này chỉ có một số khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải công nghiệp tập trung.

Để đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế như hiện nay và vẫn giữ được môi trường trong sạch. Chúng tôi với đội ngũ kỹ sư và chuyên viên có kiến thức cao và kinh nghiệm trong nghề. Chúng tôi chuyên ứng phó, giải quyết các vấn đề về môi trường một cách nghiêm túc. Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ Môi trường Phước Trình xin đưa ra công nghệ SBR trong xử lý nước thải đã và đang được áp dụng phổ biến hiện nay.

I.  TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI

Nước thải từ các công ty trong KCN và KCX xuất phát từ  2 nguồn chính:

– Nước thải từ hoạt động sản xuất của nhà máy trong KCN, KCX (hay còn gọi là nước thải sản xuất).

– Nước thải từ hoạt động sinh hoạt của công – nhân viên, khu vực cụm dân cư phụ trợ trong KCN , KCX ( hay còn gọi là nước thải sinh hoạt).

1.1. NƯỚC THẢI SẢN XUẤT

     Trong KCN có các loại nhà máy sản xuất như: Dệt nhuộm, may mặc, xi mạ, thực phẩm, điện – điện tử, in ấn bao bì, da giày, hàng hóa thể thao, sản xuất nhựa, cao su… Nên nước thải chủ yếu có nhiều chất khó phân hủy và được quy vào loại nước thải nguy hại như: dầu khoáng, kim loại nặng… Ngoài ra còn có nước thải của các nhà máy từ quá trình thu gom, rửa nguyên liệu, vệ sinh thiết bị…

1.2.  NƯỚC THẢI SINH HOẠT

     Chủ yếu phát sinh từ nhà ăn của các công ty. Hoạt động sinh hoạt của công – nhân viên và cụm dân cư trong KCN và KCX. Nước thải loại này có chứa nhiều chất hữu cơ, các chất cặn bẩn, các chất lơ lửng, các chất dinh dưỡng và vi khuẩn.

II. SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

III. THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ

1. Song chắn rác

Nước thải từ các nhà máy trong KCN - KCX được thu về bể thu gom. Toàn bộ nước thải đi qua song lược rác thô có thiết bị cào tự động và gạt rác liên tục, rác được gạt vào thùng chứa nằm trong bể thu gom.

Tại nơi đặt song chắn rác, có thiết bị quan trắc như thiết bị đo SS, pH của nước thải đầu vào sau khi qua song chắn rác.

2. Bể gom

Được xây âm bên dưới. Vừa làm nhiệm vụ thu gom nước thải từ các nhà máy về để bơm lên hệ thống xử lý và vừa là bể lắng cát. Trong bể thu gom, thông qua đầu dò mực nước, các bơm chìm sẽ tự động luân phiên, để bơm nước qua bể xử lý chính .

3. Lọc rác tinh

Nước thải từ bể thu gom sẽ được bơm lên cụm xử lý chính: đầu tiên sẽ di qua lọc rác tinh. Hai máy lọc rác tinh sẽ giữ toàn bộ phần rác có kích thước lớn hơn hoặc bằng 0.75 mm trước khi nước thải di tiếp vào bể tách dầu mỡ.

4. Bể tách dầu mỡ

Làm nhiệm vụ tách dầu ra khỏi nước thải bằng hệ thống máng gạt trên bề mặt. Để cho nước thải khi sang bể SBR được xử lý một cách hiệu quả. Máng gạt dầu của máy gạt dầu sẽ tách lớp dầu mỡ lên trên bề mặt nước thải và thu gom dầu vào bể chứa dầu. Váng dầu sau khi tách ra được thu gom chuyển cho công ty xử lý chất thải nguy hại xử lý.

Tại đầu ra của máy gạt váng dầu, nước thải được diều chỉnh pH ( thông thường pH làm việc tốt nhất được diều chỉnh  khoảng từ 6.5 đến 7.5) bằng NaOH và HCl. NaOH và HCl được cấp vào bởi bơm định lượng riêng và hoạt động dựa trên tín hiệu của đầu dò pH. Sau đó nước thải được đưa vào bể điều hòa.

5. Bể điều hòa

Bể điều hòa được xây âm bên dưới, cạnh bể tách dầu.

Nhiệm vụ của bể điều hòa là điều hòa lưu lượng và chất lượng nước thải dòng vào. Bể điều hòa có 2 máy khuấy trộn chìm và 2 bơm chìm . 2 máy khuấy trộn chìm hoạt động liên tục để điều hòa chất lượng nước thảiBơm chìm sử dụng để vận chuyển nước thải đến các bề SBR.

+ Ưu điểm:

  • Tăng cường hiệu quả xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Giảm thiểu khả năng giảm tốc cho bể SBR do tải trọng tăng đột ngột. Giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác hại của các chất gây ức chế cho quá trình xử lý sinh học.

  • Giảm một phần BOD.

  • Ổn định pH của nước thải mà không cần tiêu tốn nhiều hóa chất.

  • Giúp cung cấp nước thải vào bể SBR được liên tục theo từng mẻ khi các phân sưởng sản xuất trong khu công nghiệp  không xả nước thải.

6. Bể SBR 

   Tại bể SBR,quy trình gồm 5 giai đoạn .  Cấp nước,cấp nước và sục khí,sục khí, lắng chắt nước trong. Các  giai đoạn này được thực hiện liên tục trong 1 bể và luân phiên theo 2 bể chu kỳ hoạt động của bể SBR.

Giai đoạn

Thời gian (phút)

Mô tả

Cấp nước

60

Nước thải được bơm từ bể điều hòa lên bể SBR đến lượng nước thích hợp đề xử lý thì ngừng bơm.

Sục khí

150

Máy thổi khí bắt đầu hoạt động, cung cấp oxy cho các phản ứng sinh hóa trong bể: quá trình phân hủy các chất hữu cơ thành chất dinh dưỡng, quá trình sinh tổng hợp tế bào,…

Lắng

90

Bông bùn được tạo thành trong giai đoạn sục khí sẽ được lắng xuống nhờ trọng lực. Quá trình lắng được tiến hành trong môi trường tĩnh nên hiệu quả xử lý cao.

Xả nước

60

Nước được xả ra khỏi bể thông qua thiết bị thu nước bề mặt Decanter.

Tổng cộng

360 phút

 

Ưu điểm 

  • Quá trình xử lý đơn giản, hiệu quả xử lý cao.

  • Không cần bể lắng 1, 2, không cần tuần hoàn bùn, giảm được diện tích xây dựng và chi phí đầu tư.

  • Vận hành tự động, lắp đặt từng phần và dễ dàng mở rộng.

  • Quá trình xử lý ổn định: quá trình xử lý ít bị ảnh hưởng bởi tải trọng BOD đầu vào, có khả năng xử lý đạt tiêu chuẩn các hợp chất chứa nitơ và phốtpho.

+ Nhược điểm

  • Công nghệ xử lý sinh học đòi hỏi sự ổn định tính chất nước thải trước xử lý. Nếu có bất kỳ sự thay đổi đột ngột của tính chất nước thải đầu vào ( hàm lượng kim loại nặng cao, pH quá cao hoặc quá thấp,..) . Thì sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả xử lý, có thể gây ức chế hệ vi sinh trong bể . Và rất khó khăn dể khắc phục sự cố trong các bể vi sinh.

  • Để bể hoạt động có hiệu quả cần có người vận hành phải thường xuyên theo dõi các bước xử lý nước thải.

7. Bể khử trùng

Nước thải sau khi được xử lý sẽ được đưa qua bể khử trùng bằng trọng lực. Bể khử trùng được thiết kế theo kiểu vách ngăn, có các tấm chắn dòng làm nhiệm vụ trộn đều hóa chất clorua vôi (CaOCl2). Clorua vôi được châm vào vào bể khử trùng theo liều lượng được xác dịnh. Tùy thuộc tín hiệu cảm ứng báo từ đầu dò để khử trùng nước trước khí xả thải ra môi trường. Nước thải sau khi qua bể khử trùng đạt loại B.

8. Bể chứa bùn

Bùn được bơm hút từ bể SBR sau mỗi mẻ xử lý sang bể chứa bùn. Bể chứa bùn có dạng hình phễu và bên dưới có thiết bị  gom bùn. Từ bể chứa bùn được chuyển qua máy ép bùn bằng bơm bùn nén dạng trục vít để dóng thành bánh bùn. Trong quá trình chuyển bùn sang máy ép bùn thì bùn được trộn với một hàm lượng polymer tạo khả năng gắn kết của bánh bùn.

Với những nổ lực không ngừng, chúng tôi sẽ luôn đồng hành cùng quý khách hàng. Trong công tác bảo vệ môi trường xanh - sạch - bền vững. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải quyết vấn đề về môi trường một cách tốt nhất.

Phước Trình Copyright @ 2024. Phát triển bởi tltvietnam.vn
Online: 24 | Tổng: 634936
zalo
zalo
Nhắn tin messenger
Facebook