GIẢI PHÁP NÀO BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP?
Trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao rất cần đến sự bảo vệ này bởi lẽ môi trường chính là tác động đến hiệu quả làm việc và năng suất sản phẩm làm ra, đảm bảo cho chính cả những người lao động tại nơi này. Hãy cùng Môi trường Phước Trình tìm hiểu những giải pháp bảo vệ môi trường khu công nghiệp ở bài viết dưới đây.
Báo động trước tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng
Dựa trên thông tin thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chỉ có 66% các khu công nghiệp được trang bị trạm xử lý nước thải tập trung. Và nhiều khu công nghiệp hoạt động mà chưa triển khai hệ thống xử lý nước thải. Hoặc đã xây dựng nhưng không vận hành hiệu quả, hoặc đang trải qua quá trình xuống cấp. Ước tính cho thấy khoảng 70% trong số hơn một triệu mét khối nước thải hàng ngày đến từ các khu công nghiệp được xả thẳng ra nguồn tiếp nhận mà không được xử lý.
Môi trường ô nhiễm tại các khu công nghiệp điển hình. Ví dụ như khu vực kinh tế trong điểm phía Nam với Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai và tình Bình Dương. Đây là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp và dự án FDI lớn nhất cả nước. Mặc dù tỷ lệ xây dựng hệ thống xử lý nước thải ở đây khá cao, việc vi phạm các quy định về môi trường vẫn xảy ra thường xuyên. Do đó, không ngạc nhiên khi nhiều kênh rạch ở Thành phố Hồ Chí Minh như Tham Lương, Ba Bò, Thầy Cai, An Hạ,…Được coi là những dòng kênh chịu ô nhiễm nghiêm trọng vì chúng chở theo lượng nước thải lớn và rác thải đủ loại từ hoạt động sản xuất công nghiệp và sinh hoạt.
Nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường
Trong những năm gần đây, quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp vẫn là một điểm nóng trong xã hội. Với tốc độ phát triển kinh tế ngày càng nhanh, số lượng khu công nghiệp được thành lập để thu hút các dự án đầu tư công nghiệp đang ngày càng gia tăng, tạo ra áp lực lớn đối với môi trường. Mặc dù đã có những quy định bảo vệ môi trường được ban hành. Đồng thời đóng góp đáng kể vào việc cải thiện và bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp.
Tuy nhiên, một số khu công nghiệp hiện nay vẫn chưa thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm trong quá trình hoạt động, ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng dân cư sống ở khu vực lân cận. Có một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp:
1. Các khu công nghiệp chưa ưu tiên xây dựng hệ thống xử lý chất thải
Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở một số đại phương thực hiện một cách mạnh mẽ mà không xem xét đủ khả năng thu hút vốn đầu tư. Điều này dẫn đến tình trạng hạ tầng hạn chế do năng lực tài chính thấp. Các khu công nghiệp thường chưa ưu tiên xây dựng hệ thống xử lý chất thải. Một số khu thậm chí không có hệ thống xử lý rác thải. Gây nguy cơ đổ trực tiếp ra môi trường.
2. Chưa có ý thức bảo vệ môi trường
Các chủ đầu tư xây dựng và quản lý hạ tầng khu công nghiệp thường chưa đủ nhận thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Ý thức về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp thường còn hạn chế, nhiều chủ doanh nghiệp chưa có hiểu biết, không cập nhật đầy đủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Công tác thực hiện không nghiêm túc
Mặc dù nhiều doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống xử lý chất thải và cam kết bảo vệ môi trường. Nhưng, thực tế thường không thấy sự thực hiện nghiêm túc, dẫn đến tình trạng ô nhiễm trầm trọng hơn. Ban quản lý môi trường ở các địa phương còn chưa đủ quan tâm đến vấn đề này. Họ chỉ tập trung chủ yếu vào việc thu hút đầu tư ít quan tâm đến công tác quản lý. Công tác thanh tra giám sát còn chưa hiệu quả. Các cơ quan quản lý chậm trễ trong việc kiểm soát và đôn đúc các doanh nghiệp chịu trách nhiệm trong bảo vệ môi trường.
Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường
Để tăng cường hiệu quả quản lý môi trường đối với các khu công nghiệp. Trong thời gian tới, cần tập trung vào các giải pháp sau:
- Hoàn thiện Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường:
+ Sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách trong quy hoạch bảo vệ môi trường. Đặc biệt là chú trọng vào yếu tố bảo vệ môi trường khu công nghiệp.
+ Khuyến khích doanh nghiệp thực hiện sản xuất sạch, tiết kiệm năng lượng, tái sử dụng nước thải. Đồng thời ngăn chặn việc xả chất thải ra môi trường.
+ Xây dựng hệ thống tiêu chí môi trường để hỗ trợ việc lựa chọn loại hình và công nghệ sản xuất nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường.
+ Rà soát và điều chỉnh các công cụ kinh tế, thuế, phí về môi trường để phản ánh đúng nguyên tắc thị trường.
+ Huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường và hiện đại hóa công nghệ sản xuất.
- Rà soát, sửa đổi các luật liên quan:
Thực hiện rà soát và sửa đổi một số luật có liên quan. Ví dụ như Luật Xử phạt vi phạm hành chính, Luật Thanh tra, Luật Tài nguyên nước, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Thuế bảo vệ môi trường, Luật Đầu tư. Nhằm tối ưu hóa hiệu lực và hiệu quả của các quy định trong Luật Bảo vệ môi trường.
- Tập trung vào các nhiệm vụ sau:
+ Khẩn trương lập quy hoạch bảo vệ môi trường cho giai đoạn 2021 – 2030. Với tầm nhìn đến năm 2045, bao gồm cả quy hoạch phát triển khu công nghiệp.
+ Tăng cường quan trắc môi trường và cảnh báo ô nhiễm môi trường tại các khu vực có nhiều khu công nghiệp.
+ Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm môi trường. Đồng thời sớm khắc phục các vi phạm.
+ Áp dụng chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với khu công nghiệp không tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường.
- Bảo đảm quy hoạch và phát triển khu công nghiệp:
+ Thành lập và phát triển khu công nghiệp theo quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
+ Không mở rộng khu công nghiệp hiện có khi tỷ lệ lấp đầy thấp. Không cấp giấy phép đầu tư cho các dự án thứ cấp khi khu công nghiệp chưa có hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường.
- Cân đối nguồn lực và hỗ trợ nhà đầu tư:
+ Hỗ trợ nhà đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài khu công nghiệp.
+ Khuyến khích nhà đầu tư và huy động nguồn vốn khác để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp. Bao gồm hệ thống xử lý nước thải.
+ Tăng cường nguồn vốn cho Quỹ bảo vệ môi trường Việt.
+ Để đầu tư vào công trình bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp địa phương có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn.
- Hướng dẫn và yêu cầu chủ đầu tư:
Hướng dẫn và yêu cầu chủ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp tuân thủ và thực hiện đầy đủ các biện pháp, cam kết về bảo vệ môi trường.
- Tăng cường hợp tác quốc tế và tuyên truyền:
+ Hợp tác quốc tế để trao đổi kinh nghiệm quản lý và bảo vệ môi trường.
+ Huy động nguồn vốn đầu tư, vốn viện trợ quốc tế để thực hiện các giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp và mô hình khu công nghiệp sinh thái.
+ Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường.
Kết luận
Các biện pháp Môi trường Phước Trình chia sẻ tập trung vào việc thực hiện các hành động cụ thể nhằm bảo vệ môi trường một cách thiết thực. Điều này giúp giảm bớt tác động tiêu cực mà con người gây ra đối với môi trường. Môi trường Phước Trình rất quan tâm đến việc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và muốn lan tỏa thông điệp này tới mọi người.
Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề cấp thiết và cần được thực hiện một cách quyết liệt. Chúng tôi hy vọng rằng thông qua việc chia sẻ những biện pháp bảo vệ môi trường này. Mọi người sẽ nhận thức rõ ràng hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Từ đó cùng nhau hành động để góp phần bảo vệ trái đất.