HƯỚNG DẪN CÁCH NUÔI CẤY VI SINH CHO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

HƯỚNG DẪN CÁCH NUÔI CẤY VI SINH CHO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

HƯỚNG DẪN CÁCH NUÔI CẤY VI SINH CHO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

HƯỚNG DẪN CÁCH NUÔI CẤY VI SINH CHO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

HƯỚNG DẪN CÁCH NUÔI CẤY VI SINH CHO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
HƯỚNG DẪN CÁCH NUÔI CẤY VI SINH CHO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG PHƯỚC TRÌNH

HƯỚNG DẪN CÁCH NUÔI CẤY VI SINH CHO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Trong xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, nuôi cấy vi sinh là công đoạn đòi hỏi nhiều kỹ năng và kinh nghiệm nhất, quá trình này thường diễn ra cuối cùng sau khi xây dựng lắp đặt mới hay cải tạo hệ thống xử lý nước thải.

Khả năng thích nghi, sinh trưởng phát triển của vi sinh vật là yếu tố quyết định tới hiệu quả xử lý nước thải. Quy trình nuôi cấy vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải có nhiều phương pháp khác nhau, nay Phước Trình muốn chia sẻ một số cách nuôi cấy vi sinh mà chúng tôi đã đúc kết lại được trong quá trình làm việc.

1. Vi sinh trong xử lý nước thải là gì ?

Vi sinh xử lý nước thải là quần thể vi sinh vật được phân lập, nuôi cấy và bảo quản để sử dụng cho mục đích xử lý nước thải, đặc biệt là nước thải sinh học. Với mỗi loại nước thải khác nhau chúng ta sẽ sử dụng các chủng vi sinh vật khác nhau để xử lý. Với mỗi môi trường nước thải chúng ta sẽ có những quy trình nuôi cấy và sử dụng vi sinh vật khác nhau.

2. Vai trò của vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải ?

Việc xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học đã không còn quá xa lạ với các đơn vị thi công, hay các doanh nghiệp, phương pháp này được coi là công nghệ xử lý hiệu quả và rất thân thiện với môi trường.

Thường được áp dụng vì dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn trong nước thải, các vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ và một số chất khoáng làm chất dinh dưỡng và tạo năng lượng. Chúng nhận các chất dinh dưỡng để xây dựng tế bào, sinh trưởng, sinh sản nên sinh khối của chúng tăng lên. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa, nhưng do trong môi trường có các vi khuẩn giúp cho quá trình chuyển hóa, phân hủy chất hữu cơ nên khi xử lý nước thải cần xem xét nước thải có các vi sinh vật hay không để lợi dụng sự có mặt của nó và nếu có thì tạo điều kiện tốt nhất cho các vi sinh vật phát triển.

3. Các dạng vi sinh thường gặp

a) Vi sinh vật dị dưỡng: Sử dụng nguồn chất hữu cơ có sẵn trong nước thải để phân hủy các chất hữu cơ hình thành nguồn năng lượng cacbon mới

b) Vi sinh vật tự dưỡng: Oxy hóa chất vô cơ để hấp thụ năng lượng và sử dụng nguồn CO2 trong quá trình tổng hợp mới.

4. Để quá trình nuôi bùn vi sinh diễn ra thuận lợi, chúng ta cần chuẩn bị các công đoạn thật tốt như sau:

4.1. Kiểm tra hệ thống trước khi tiến hành nuôi cấy

► Kiểm tra công nghệ có đạt chuẩn để tiến hành nuôi cấy hay không?

-  Việc kiểm tra hệ thống xử lý nước thải có đạt tiêu chuẩn hay không phải cần người có chuyên môn về công nghệ xử lý nước thải, hiểu được các nguyên lý, cơ chế xử lý của từng công trình, kinh nghiệm thực tế;

-  Đánh giá được các yếu tố có khả năng gây ảnh hưởng đến quá trình xử lý;

► Kiểm tra lưu lượng nước thải đầu vào, các yếu tố điều kiện tự nhiên và nhân tạo

-  Công nghệ xử lý nước thải bằng sinh học thì hàm lượng và nồng độ ô nhiễm nước thải đầu vào gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nuôi cấy và sự phát triển của vi sinh vật;

-  Nước thải sinh hoạt hoặc sản xuất trước khi đưa qua hệ thống xử lý sinh học phải đảm bảo các yếu tố sau:

+ pH = 6,5 – 8,5

+ Nhiệt độ: 10 – 400C

+ Nồng độ Oxy hòa tan: DO = 2 – 4mg/l

+ Tổng chất rắn hòa tan: TDS < 15g/l

+ Chỉ tiêu BOD5 < 500mg/l (tỷ lệ BOD5/COD > 0,5). Không chứa các chất hoạt động bề mặt như dầu mỡ, xà phòng, các chất tẩy rửa và chất độc gây ảnh hưởng đến khả năng xử lý vi sinh vật,…

+ Cung cấp chất dinh dưỡng theo tỷ lệ: BOD5:N:P = 100:5:1

4.2. Khởi động hệ thống mới hoàn toàn hoặc nuôi cấy lại hệ thống

Trước khi tiến hành nuôi cấy cần phải khởi động hệ thống, kiểm tra hệ thống và cài đặt các thông số của các thiết bị trong hệ thống như: Bơm chìm, máy khuấy, máy thổi khí, bơm định lượng,…. Nhằm điều chỉnh lưu lượng nước thải, lưu lượng khí cấp cho hệ thống xử lý sinh học.

4.3. Hướng dẫn nuôi cấy bùn vi sinh cho hệ thống

Bổ sung một lượng bùn vi sinh vừa đủ để làm cơ chất và các chất nền có sẵn trong bùn vi sinh. Sau đó sẽ tiến hành các bước nuôi cấy vi sinh như sau:

Bước 1: Bổ sung lượng bùn vi sinh đã tính toán trước vào bể (nồng độ bùn cấp vào khoảng từ 10 – 15% trên tổng nồng độ bùn cần thiết cho hệ thống. Toàn bộ thời gian nuôi cấy sẽ được kiểm soát về nồng độ nước thải đầu vào, cân đối chất dinh dưỡng cần thiết cho vi sinh vật phát triển.

+ Ban đầu cần bổ sung thêm men vi sinh vào bể xử lý

+ Kiểm tra chỉ số DO trong nước thải

+ Kiểm tra các thông số: pH, Nhiệt độ, SV30 (đạt từ 15-20%), độ màu, mùi của bùn. Ngoài ra kiểm tra khả năng tạo bông và khả năng lắng của bùn

+ Kiểm tra bùn và nếu cần phải bổ sung chất dinh dưỡng để đạt tỷ lệ BOD5:N:P = 100:5:1

Bước 2: Nếu hệ thống đã hoạt động ổn định, theo dõi kiểm tra lượng nước ra mỗi ngày. Nếu thấy chất lượng đầu ra không đạt phải xem xét lại chế độ hoạt động, kiểm tra thông số đầu vào, đánh giá bùn, theo dõi nước đầu vào, tăng thời gian lưu cho bể để bảo đảm lượng nước ra luôn luôn đảm bảo đạt Quy chuẩn.

Trên đây là những cách nuôi cấy vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải được Phước Trình đúc kết lại trong quá trình làm việc của mình. Nếu Quý doanh nghiệp đang gặp phải vấn đề thiếu hụt vi sinh hoặc vi sinh bị chết cứ liên hệ với chúng tôi để được chúng tôi tư vấn cụ thể nhé.

Phước Trình Copyright @ 2024. Phát triển bởi tltvietnam.vn
Online: 11 | Tổng: 634239
zalo
zalo
Nhắn tin messenger
Facebook