MỘT SỐ QUY ĐỊNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT MỚI NHẤT

MỘT SỐ QUY ĐỊNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT MỚI NHẤT

MỘT SỐ QUY ĐỊNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT MỚI NHẤT

MỘT SỐ QUY ĐỊNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT MỚI NHẤT

MỘT SỐ QUY ĐỊNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT MỚI NHẤT
MỘT SỐ QUY ĐỊNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT MỚI NHẤT
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG PHƯỚC TRÌNH

MỘT SỐ QUY ĐỊNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT MỚI NHẤT

Quy định xử lý nước thải sinh hoạt do ban biên soạn quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thực hiện. Trong đó ban hành những quy định cụ thể về vấn đề xử lý nước thải phát sinh từ trong sinh hoạt. Hãy cùng Môi trường Phước Trình tìm hiểu thông tin về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé.

Các vấn đề được đề cập trong quy định xử lý nước thải sinh hoạt

Về tiêu chuẩn nước thải

Bao gồm các tiêu chí về thông số chất lượng của nguồn nước thải như: Chỉ tiêu BOD, COD, SS và các thành phần ô nhiễm khác như kim loại nặng, các chất hữu cơ độc hại,…Đảm bảo rằng nước thải đã được xử lý hiệu quả trước khi xả ra ngoài môi trường.

Hệ thống cấp và thoát nước

Đối với vấn đề hệ thống cấp thoát nước bao gồm các quy định về thiết kế, xây dựng, vận hành và bảo dưỡng hệ thống. Đồng thời, phân loại rõ hệ thống xử lý nước thải, quy trình xử lý và các tiêu chuẩn chất lượng của nguồn nước thải khi thải ra môi trường.

Về phương pháp xử lý nước thải

Có nhiều phương pháp xử lý nước thải khác nhau. Trong đó bao gồm: Phương pháp vật lý, hóa học, sinh học,...Một hệ thống xử lý nước thải có thể áp dụng nhiều phương pháp xử lý khác nhau để đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Về quản lý và giám sát

Quy định này yêu cầu chủ sở hữu công trình xử lý nước thải tuân thủ các quy định về quản lý, giám sát. Trong đó bao gồm: Kiểm tra định kỳ quá trình hoạt động của hệ thống. Đánh giá hiệu quả hoạt động. Lập báo cáo trình cơ quan chức năng xme xét.

Một số quy định chung về xử lý nước thải sinh hoạt

Các quy định chung về vấn đề này bao gồm các thông tin liên quan đến phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và các thuật ngữ thường được sử dụng trong tiêu chuẩn và quy chuẩn này. Cụ thể như sau:

Phạm vi áp dụng

Căn cứ theo tài liệu quy chuẩn kỹ thuật QCVN 14:2008/BTNMT đã đưa ra những quy định cho nước thải sinh hoạt. Trong đó, nêu rõ những giá trị thông số tối đa của các yếu tố gây ô nhiễm môi trường được phép có mặt trong nước thải sinh hoạt khi đưa tới nguồn tiếp nhận. Quy định này không áp dụng cho trường hợp nguồn nước thải sinh hoạt được đưa tới hệ thống xử lý tập trung.

Đối tượng áp dụng

Quy định được áp dụng với các đối tượng sau:

- Cơ sở cung cấp dịch vụ công cộng

- Khu vực dân cư sinh sống, khu đô thị, khu chung cư

- Các cơ sở sản xuất công nghiệp, doanh nghiệp có phát sinh nước thải sinh hoạt

- Doanh trại lực lượng vũ trang

- Khu vui chơi, trung tâm thương mại

Các thuật ngữ trong quy chuẩn đối với quy định xử lý nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ các hoạt động hàng ngày của con người như nấu nướng, tắm rửa, giặt giũ, dọn dẹp và sản xuất. Đặc trưng của loại nước này là chứa nhiều chất hữu cơ, dầu mỡ, vi khuẩn và hóa chất từ các sản phẩm tẩy rửa.

Nước thải sinh hoạt thường được xả vào các nguồn nước mặt như sông, hồ, ao, suối và vùng nước ven biển,…

Tóm tắt quy định

Các cá nhân và tổ chức có phát sinh nước thải sinh hoạt cần tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành về vấn đề này. Dựa trên nội dung của Nghị định 80/2014/NĐ-CP và Luật Bảo vệ môi trường 2014, quy định về vấn đề này có thể được tóm tắt như sau:

Hình phạt trong quy định xử lý nước thải sinh hoạt

- Các hình thức xử phạt đối với hành vi vi phạm bao gồm phạt tiền và có thể bị phạt tù.

- Mức xử phạt sẽ tùy thuộc vào lưu lượng nước thải vi phạm và số lần vi phạm sẽ có các mức xử phạt tương ứng.

- Những cá nhân hoặc tổ chức gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm nộp phạt theo quy định pháp luật.

- Trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối diện với án phạt tù theo quy định hiện hành.

Mức phạt trong quy định xử lý nước thải sinh hoạt

- Mức phạt cho các vi phạm liên quan đến xử lý nước thải sinh hoạt dao động từ 300.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

- Mức phạt cụ thể sẽ phụ thuộc vào số lần vi phạm tiêu chuẩn ô nhiễm và lưu lượng nước thải xả ra ngoài môi trường không đúng quy định.

- Đối với hành vi xả thải với lưu lượng chất độc hại cao gây thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường. Chủ thể gây ô nhiễm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Cụ thể, mức phạt tiền có thể lên tới 100 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 1 đến 5 năm.

Quy định về vấn đề này được các cơ quan có thẩm quyền đưa ra. Nhờ đó, mang tới một môi trường trong sạch, lành mạnh. Mỗi cá nhân, tổ chức cần tìm hiểu, tuân thủ các quy định này để tránh bị xử phạt.

Kết luận

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về quy định xử lý nước thải sinh hoạt. Mong rằng đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về thông tin này và chủ động các biện pháp xử lý nước thải phù hợp. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn bởi các kỹ thuật viên có chuyên môn cao.

Phước Trình Copyright @ 2024. Phát triển bởi tltvietnam.vn
Online: 4 | Tổng: 623597
zalo
zalo
Nhắn tin messenger
Facebook