NGUYÊN NHÂN Ô NHIỄM NƯỚC NGẦM VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
Ô nhiễm nước ngầm xảy ra do việc xả thải bừa bãi các chất bẩn, chưa qua xử lý xuống nguồn nước. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của con người và sinh vật. Hiện nay, tình trạng ô nhiễm nước ngầm đang có chiều hướng ngày một xấu đi. Một phần do hoạt động con người, một phần cũng do nhiều nguyên nhân tự nhiên khác. Dưới đây là các nguyên nhân gây ô nhiễm nước ngầm và các phương pháp xử lý hiệu quả.
Nguồn nước ngầm là gì ?
Nước ngầm là một dạng nước được phân bổ bên dưới bề mặt đất. Và nó được tích trữ trong các không gian rỗng của đất. Cũng như trong các khe nứt của các lớp đất đá trầm tích.
Khi mưa xuống, nước mưa sẽ rơi xuống các bề mặt trên trái đất như mặt đát, mái nhà, mặt sân... Một phần nước này sẽ rơi xuống và bay hơi, một phần được giữ lại và ngấm vào trong đất. Phần này nước tiếp tục được di chuyển xuyên qua mặt đất cho đến khi chạm tới lớp đá bão hòa. Và lớp đá này được gọi là bão hòa vì chúng đã đạt tới khả năng thấm nước tối đa. Tại đây, nước được giữ lại và được gọi là nước ngầm. Dòng nước này có tốc độ di chuyển chậm và cuối cùng có thể chảy ra sông, hồ, suối và đại dương.
Nguyên nhân ô nhiễm nước ngầm
Ô nhiễm do các điều kiện tự nhiên
Các chất tự nhiên có trong đất và đá có thể hòa tan trong nước gây ô nhiễm. Những chất này là sắt, sunfat, sắt, hạt nhân phóng xạ, clorua và asen. Bên cạnh đó những vật liệu phân hủy trong đất có thể ngấm vào nước ngầm và chuyển động theo nó dưới dạng hạt.
Các báo cáo của WHO chỉ ra rằng các chất ô nhiễm nước ngầm chủ yếu là florua và asen. Nguyên nhân tự nhiên của ô nhiễm có thể được kiểm tra bằng cách sử dụng nền tảng GAP. GAP ước tính mức độ ô nhiễm bằng cách sử dụng dữ liệu môi trường, địa chất và địa hình.
Hệ thống nước thải tự hoại
Hệ thống tự hoại chính là nguyên nhân gây nên ô nhiễm nguồn nước dưới đất. Hiện nay phần lớn nhiều gia đình đều sử dụng hệ thống tự hoại để xử lý chất thải của họ. Số lượng người dùng dựa vào hệ thống này khiến nó trở thành một trong những chất gây ô nhiễm chính. Ngoài ra hệ thống tự hoại được thiết kế không phù hợp và bị rò rỉ sẽ giải phóng các chất ô nhiễm như dầu, nitrat, vi khuẩn, chất tẩy rửa....
Chất thải nước thải sinh hoạt
Nước thải không được xử lý thải thẳng ra ngoài môi trường gây ô nhiễm nước ngầm.
Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, nó ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ thống sông ngòi. Cách sinh hoạt của chúng ra công với hệ thống xử lý chất thải đường cống chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Chất thải không được xử lý thải thẳng ra ngoài môi trường gây lên các bệnh như sốt rét, dịch tả...
Chất thải công nghiệp
Chất thải công nghiệp khi xả thẳng ra môi trường gây ảnh hưởng nặng nề đến nguồn nước. Tất cả các nhà máy cần phải tuân thủ các biện pháp xử lý chất thải theo quy định, nhưng nhiều đơn vị cố tình xả chất thải thẳng ra ngoài môi trường.
Hóa chất bảo vệ thực vật
Các hóa chất sử dụng trong nông nghiệp trực tiếp đổ ra sông, ao hồ gây ra tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm. Đây cũng là một phần nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước và làm các sinh vật mất đi môi trường sống.
Phương pháp xử lý ô nhiễm nguồn nước ngầm
Xử lý nước ngầm bằng phương pháp hóa học
Sử dụng các hóa chất dung hòa tạo ra các phản ứng trong quá trình xử lý nước. Nếu như độ đục của nước lớn thì trong nước có thể chứa nhiều các chất hữu cơ và sinh vật phù du. Khi đó chúng ta sẽ sử dụng phèn và chất tạo keo tụ để làm ngưng tạp chất. Khi nước chứa nhiều loại ion kim loại, xử lý bằng vôi, soda hoặc dùng các phương pháp trao đổi ion. Nếu chứa nhiều độc tố H2S thì chúng ta xử lý bằng phương pháp oxy hóa, clo hóa, phèn. Sử dụng các hợp chất chứa ozon, clo để khử trùng nguồn nước chứa nhiều vi khuẩn.
Xử lý nước ngầm bằng phương pháp vi sinh
Các chủng vi sinh sẽ được nuôi cấy và đưa vào quá trình xử lý nước với liều lượng nhỏ. Tuy nhiên đến nay thì phương pháp này đang được nghiên cứu và vẫn chưa được công bố rộng rãi.
Xử lý nước ngầm bằng phương pháp cơ học
Lọc nước ngầm để loại bỏ các chất gây hại đối với sức khỏe con người.
Nước hút lên được bơm qua 1 dàn mưa thành những tia nhỏ để oxy trong không khí tác động với Fe2+ thành Fe3+. Khi đó nước dàn mưa sẽ dần đi lắng lọc ở các bể lọc chứa các chất lọc thường là đá, cát, than hoạt tính... để loại bỏ các chất có hại đối với sức khỏe con người.
Kết luận
Bài viết trên đã chia sẻ với các bạn các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Cùng với các phương pháp giúp xử lý nguồn nước ngầm hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu rõ vì sao chúng ta cần phải chung tay bảo vệ nguồn nước ngầm. Nó không chỉ mang lợi ích cho chúng ra mà còn là cho cả toàn bộ hệ sinh thái.