Ô NHIỄM NƯỚC THẢI: NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ VÀ CÁCH XỬ LÝ
Một trong những vấn đề lớn mà nhân loại đang phải đối mặt đó chính là ô nhiễm môi trường. Đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước tại các sông suối, ao hồ, kênh rạch, sông biển và cả nguồn nước ngầm. Trong đó, ô nhiễm nước thải là tình trạng thực sự đáng báo động. Vậy nguyên nhân cụ thể do đâu? Những hậu quả và cách xử lý bạn nhất định không được bỏ qua là gì? Bài viết sau đây sẽ thông tin chi tiết hơn, mời bạn cùng theo dõi!
Ô nhiễm nước thải là gì?
Ô nhiễm nước thải là hiện tượng các nguồn nước sông, hồ, biển, nước ngầm... bị các hoạt động của người làm nhiễm các chất độc hại với hàm lượng cao gây nguy hại đến sinh vật trong tự nhiên và chính con người. Các chất thải có thể kể đến như: thuốc bảo vệ thực vật, nước thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp chưa qua xử lý...
Thực trạng ô nhiễm nước thải đang ngày càng trở nên đáng báo động. Đặc biệt là trong thời buổi các ngành công nghiệp, công nghệ phát triển như vũ bão. Nó kéo theo những hệ lụy về môi trường vô cùng nghiêm trọng. Châu Á là châu lục có mức độ ô nhiễm đứng đầu thế giới, với mức độ chất độc trong nước cao gấp 3 lần chỉ số trung bình của toàn thế giới.
Trong khi tại Việt Nam vẫn có khoảng 17 triệu dân chưa tiếp cận được nước sạch. Họ phải sử dụng các nguồn nước ô nhiễm từ nước mưa, nước giếng khoan... Theo Bộ Y tế, trung bình mỗi năm có đến 9000 người chết do sử dụng nguồn nước bẩn và hơn 100.000 người mắc ung thư .Dù vậy, tình trạng ô nhiễm nước thải, đặc biệt là tại các thành phố lớn, khu công nghiệp là rất khó kiểm soát.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước
Tình trạng ô nhiễm môi trường nước xảy ra một phần do nguồn gốc nước tự nhiên. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu lại đến từ việc xả thải của con người. Trong đó, có thể kể đến 4 nguyên nhân sau:
Ô nhiễm nước thải sinh hoạt
Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt hàng ngày vẫn chưa được xử lý mà xả thẳng ra môi trường. Nó chứa cả nước thải, rác thải trong quá trình sinh hoạt và đổ thẳng ra các ao, hồ, sông suối. Từ đó làm giảm lượng oxy trong nước khiến cho các động thực vật thủy sinh khó có thể tồn tại.
Ô nhiễm từ nước thải nông nghiệp
Những hoạt động trong trồng trọt, chăn nuôi cũng dẫn đến ô nhiễm nguồn nước. Có thể kể đến như lượng thức ăn thừa của động vật, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học... Chúng đều là những chất độc ngấm vào đất và nước, làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Ô nhiễm từ nước thải y tế
Các phòng thí nghiệm, phẫu thuật, các cơ sở sục rửa thực phẩm có thể thải ra nước thải. Nó chứa mầm bệnh, vi khuẩn, virus nếu chưa xử lý mà thải ra môi trường. Điều này sẽ khiến các mầm bệnh lây lan nhanh chóng. Nguồn nước không đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Ô nhiễm từ nước thải công nghiệp
Đây được coi là nguyên nhân lớn nhất mà chúng ta đang phải đối mặt và tìm mọi biện pháp giải quyết. Với tốc độ dod thị hóa, công nghiệp hóa chóng mặt. Các khu công nghiệp xả thải hàng nghìn m3 nước mỗi ngày. Nước chưa qua xử lý hoặc xử lý không triệt để sẽ gây bệnh tật như ung thư, giảm tuổi thọ của con người đáng kể. Ngoài ra, các sự cố tràn dầu cũng tác động lớn đến nguồn nước cũng như các loại sinh vật biển.
Hậu quả của ô nhiễm nước thải
Về lâu dài, ô nhiễm nước sẽ kéo theo hậu quả sụt giam nền kinh tế, cùng nhiều hệ lụy khác. Nó tác động trực tiếp đến con người và sinh vật. Sử dụng nước ô nhiệm lâu dài có thể khiến con người mắc các bệnh về đường ruột, bệnh lý về da. Nguy hiểm hơn là gây ngộ độc, mắc ung thư, dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ…
Sức khỏe bị suy giảm, con người làm việc cũng giảm năng suất làm việc. Mỹ quan đô thị cũng bị giảm sút do mùi hôi bốc lên từ các nguồn nước ô nhiễm.
Bên cạnh đó, các hóa chất, vi khuẩn tồn tại trong nước khiến cho các loài động - thực vật chết dần chết mòn. Từ đó dẫn đến làm mất cân bằng hệ sinh thái. Hiện tượng tôm cá chết trắng trên sông chắc hẳn không còn xa lạ với nhiều người. Thậm chí, thực vật càng ngày càng còi cọc, chậm phát triển.
Cách khắc phục ô nhiễm nước thải
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm nước, cần có sự chung tay của cả cộng đồng.
- Mỗi người cần tự nâng cao ý thức khi sử dụng nước sinh hoạt.
- Khuyến khích người nông dân xây dựng hầm, bể chứa chất thải nông nghiệp. Đồng thời hạn chế sử dụng và có cách thu gom, xử lý hóa chất hợp lý.
- Các cơ sở y tế cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải và kiểm định thường xuyên.
- Đặc biệt là với các nhà máy, xí nghiệp cần có giải pháp xử lý nước thải đạt chuẩn trước khi xả ra môi trường.
- Nhà nước cần có những biện pháp giáo dục, răn đe để người dân ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường nước.
Tổng kết
Trên đây là những chia sẻ về vấn đề ô nhiễm nước thải. Hy vọng, mỗi chúng ta đều nâng cao được ý thức bảo vệ môi trường để trái đất luôn xanh, mọi sinh vật đều có cơ hội phát triển. Để đạt được điều đó, cần hành động từ những điều nhỏ nhất. Đặc biệt là các nhà máy, xí nghiệp, trang trại chăn nuôi, cơ sở y tế cần có biện pháp xử lý nước thải của đơn vị mình hợp lý nhất.
Trên thị trường hiện nay, có nhiều cơ sở cung cấp giải pháp xử lý nước thải. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng đảm bảo chất lượng. Nếu bạn đang tìm địa chỉ cung cấp giải pháp xử lý nước thải uy tín, hãy liên hệ với chúng tôi. Hãy để Môi trường Phước Trình đồng hành cùng bạn. Chúng tôi tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng nhất trên thị trường cho gia đình bạn.