SBR – TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

SBR – TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

SBR – TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

SBR – TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

SBR – TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
SBR – TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG PHƯỚC TRÌNH

SBR – TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

SBR – TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Bể SBR (Sequencing Batch Reactor) là bể xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học theo quy trình phản ứng từng mẻ liên tục.

Quy trình xử lý nước thải trong bể tuần hoàn với chu kỳ thời gian sinh trưởng gián đoạn mà khả năng thích ứng với một sự đa dạng của quá trình bùn hoạt tính – như là khuấy trộn hoàn chỉnh theo lối thông thường, tháo lưu lượng, tiếp xúc ổn định và các chu trình sục khí kéo dài.

Bể SBR hoạt động theo một chu kỳ tuần hoàn với 5 pha bao gồm: Làm đầy, sục khí, lắng, rút nước và nghỉ. Mỗi bước luân phiên sẽ được chọn lựa kỹ lưỡng dựa trên hiểu biết chuyên môn về các phản ứng sinh học.

Quy trình thay đổi luân phiên trong bể SBR không làm mất khả năng khử BOD trong khoảng 90 – 92%. Ví dụ, phân huỷ yếm khí, quá trình tiếp xúc yếm khí, lọc yếm khí, lọc tiếp xúc, lọc sinh học nhỏ giọt, tiếp xúc sinh học dạng đĩa, bể bùn hoạt tính cổ truyền và hồ sinh học hiếu khí chỉ có thể khử được BOD khoảng 50 – 80%. Vì vậy, việc thay đổi luân phiên được theo sau giai đoạn khác như hệ thống truyền khí hay hệ thống oxy hoà tan.

Chu kỳ hoạt động của bể với 5 pha được tiến hành như sau:

  • Làm đầy nước:

Dẫn nước thải vào bể có thể vận hành theo 3 chế độ:

- Làm đầy tĩnh;

- Làm đầy có khuấy trộn;

- Làm đầy sục khí;

  • Giai đoạn phản ứng:

- Cấp khí với thời gian khoảng 35% thời gian hoạt động của một chu kỳ. Giai đoạn này xảy ra quá trình nitrat hóa với sự tham gia của vi sinh vật Nitrosomonas và Nitrobacter.

NH4 + 3O2 => 2NO2- + 4H+ + H2O

2NO2 + O2  =>    2NO3-

- Ngưng sục khí và thực hiện khuấy trộn bằng máy khuấy chìm để thực hiện quá trình khử Nitrat, chuyển Nitrat thành Nito tự do

NO3-  =>  NO2-    =>    NO     =>   N2O   =>  N2

Quá trình xảy ra trong điều kiện không có oxy hay thiếu khí (anoxic) vì thực chất quá trình chuyển hóa trên không phải là quá trình kỵ khí mà là một biến thể của quá trình hiếu khí nhưng ít oxy (thiếu oxy). Các vi sinh vật chính tham gia gồm có: A chromobacter, Aerobacter, Alcaligenes, bacillus, Brevibacterium, Micrococcus, Proteus, Spirillum. Các vi sinh vật này có khả năng trở thành vi sinh vật dị dưỡng trong quá trình chuyển hóa nitrat thành nito tự do.

 Trong giai đoạn này, tiến hành đo đạc các thông số: pH, DO, BOD5, COD, N, P, nhiệt độ, cường độ sục khí.

  • Giai đoạn lắng

Đóng van sục khí, van dẫn nước thải và quá trình xảy ra trong trạng thái tĩnh hoàn toàn, thời gian lắng thường nhỏ hơn 2h.

  • Giai đoạn chắt nước/xả bùn

Phần nước sau lắng được thực hiện chắt nước ra bằng thiết bị chắt nước (Decanter) chuyên dụng để tự động chỉ chắt phần nước thải sau lắng, không lôi kéo theo bùn. Thời gian chắt nước khoảng 0.5h. Trong giai đoạn này, bùn hoạt tính dư cũng được xả ra ngoài, chỉ để lại một lượng bùn hoạt tính cần thiết cho mẻ sau.

ƯU – NHƯỢC ĐIỂM CỦA SBR

  • Ưu điểm:
  • Bể SBR là công trình xử lý linh hoạt, có thể xử lý các loại nước tahir sinh hoạt, công nghiệp;
  • Có khả năng khử Nito, Photpho cao, TSS đầu ra thấp;
  • Không có bể lắng II cũng như tuần hoàn bùn hoạt tính. Ít tốn diện tích xây dựng;
  • Chi phí đầu tư, vận hành thấp;
  • Có khả năng điều khiển tự động hoàn toàn;
  • Nhược điểm:
  • SBR thích hợp với công suất xử lý nước thải < 5000 m3/ngày.đêm;
  • Cần có trình độ kỹ thuật cao cho công tác quản lý vận hành bể;

Hãy liên hệ với chúng tôi Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ Môi trường Phước Trình ngay khi Quý đọc giả có thắc mắc liên quan đến môi trường, hệ thống xử lý nước thải,...

 

Phước Trình Copyright @ 2024. Phát triển bởi tltvietnam.vn
Online: 7 | Tổng: 634210
zalo
zalo
Nhắn tin messenger
Facebook