SƠ ĐỒ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TIÊN TIẾN, TIẾT KIỆM CHO DOANH NGHIỆP

SƠ ĐỒ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TIÊN TIẾN, TIẾT KIỆM CHO DOANH NGHIỆP

SƠ ĐỒ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TIÊN TIẾN, TIẾT KIỆM CHO DOANH NGHIỆP

SƠ ĐỒ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TIÊN TIẾN, TIẾT KIỆM CHO DOANH NGHIỆP

SƠ ĐỒ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TIÊN TIẾN, TIẾT KIỆM CHO DOANH NGHIỆP
SƠ ĐỒ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TIÊN TIẾN, TIẾT KIỆM CHO DOANH NGHIỆP
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG PHƯỚC TRÌNH

SƠ ĐỒ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TIÊN TIẾN, TIẾT KIỆM CHO DOANH NGHIỆP

Sơ đồ xử lý nước công nghiệp nào đảm bảo đạt chuẩn, tiết kiệm ngân sách là vấn đề được nhiều doanh nghiệp đặt ra. Đặc biệt khi Nhà nước ta đang áp dụng nhiều biện pháp môi trường nặng nề với nước thải. Cùng tìm hiểu các quy trình tiêu chuẩn QCVN tiên tiến, tiết kiệm sau đây.

Tại sao cần xử lý nước thải công nghiệp?

Trong quá trình sản xuất công nghiệp, nước thải có thể chứa nhiều chất ô nhiễm. Ví dụ như kim loại nặng, photpho, cặn lơ lửng, phẩm màu, BOD, COD, vi khuẩn... Nguồn nước độc hại này được gọi chung là nước thải công nghiệp.

Nếu không xử lý nước thải mà đổ trực tiếp ra bên ngoài, môi trường xung quanh sẽ gặp nguy hiểm. Điển hình như:

  • Tiêu huỷ các chất dinh dưỡng trong đất.
  • Nước bị ô nhiễm, bốc mùi hôi thốc khó chịu gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến đời sống người dân.
  • Các chất ô nhiễm ngấm xuống đất, thấm vào nước ngầm dẫn tới nước sinh hoạt ô nhiễm không thể sử dụng.
  • Con người sống trong vùng nước thải ô nhiễm sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh mãn tính, bệnh hiểm nghèo.

Do đó việc xử lý nguồn nước ô nhiễm đầu ra của sản xuất công nghiệp là rất cần thiết. Điều này giúp bảo vệ không khí, bảo đảm nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường. Từ đó cũng góp phần khống chế được 80% bệnh tật, giảm nguy cơ tuyệt chủng các loài động - thực vật.

Các ngành công nghiệp phát sinh nước thải nguy hiểm nhất cần được xử lý

Theo như tài liệu QCVN 40:2011/BTNMT, toàn bộ lượng nước phát sinh từ các quá trình sản xuất, dịch vụ công nghiệp của các ngành nghề đặc thù đều phải xử lý. Đặc biệt là các ngành nghệ bên dưới:

  • Nhà máy sản xuất, phun sơn.
  • Nhà máy dệt nhuộm.
  • Nước thải của các dịch vụ rửa xe.
  • Nước thải nhà máy xi, mạ kẽm.
  • Nhà máy chết biến, sản xuất gang thép, luyện kim.
  • Các nhà máy, trạm trộn bê tông.
  • Các khu công nghiệp tập trung đa ngành đa nghề.
  • Nhà máy sản xuất hoặc tái chế giấy.
  • Nhà máy sản xuất, chế biến sữa và thực phẩm.
  • Nước thải có tính a xít từ nhà máy hóa chất, dược, mỹ phẩm...

Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn sơ đồ xử lý nước công nghiệp phù hợp

Để lựa chọn sơ đồ xử lý nước công nghiệp hiệu quả, tránh lãng phí, các doanh nghiệp cần cân nhắc yếu tố sau:

  • Loại nước thải, lưu lượng, thành phần, đặc tính, nồng độ các chất thải, chất ô nhiễm, hóa chất thải ra ngoài.
  • Chi phí hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, chi phí nhân công xây dựng, mua hóa chất, thiết bị, vật tư...
  • Diện tích xây dựng và thi công cho dự án xử lý nước, điều kiện mặt bằng, điều kiện tận dụng các công trình xử lý có sẵn...
  • Chất lượng nước thải ở đầu vào và đầu ra thế nào, tiêu chuẩn xả thải của địa phương ra sao...
  • Mức độ cần thiết của hệ thống xử lý và tính hiệu quả đối với tình hình kinh tế.
  • Công xuất xử lý.

Các sơ đồ xử lý nước thải công nghiệp tiên tiến, tiết kiệm nhất

Dưới đây là các sơ đồ xử lý nước công nghiệp tiên tiến, hiệu quả nhất cho doanh nghiệp.

Sơ đồ xử lý nước công nghiệp công nghệ SBR

Quy trình xử lý nước thải SBR bao gồm 6 bể tương đương 6 quá trình xử lý. Bao gồm: Bể thu gom SCR, bể tách dầu mỡ, bể điều hòa, bể sinh học SBR, bể khử trùng và bể chứa bùn. Nước thải từ các khu công nghiệp thường chứa lượng lớn dầu mỡ lớn. Nên chúng sẽ được lọc qua bể tách dầu để tách ra lượng hóa chất dạng dầu mỡ. Sau đó sử dụng bể sinh học SBR để khử nitrat và phân hủy photpho.

Ưu điểm của sơ đồ xử lý SBR đó là:

  • Hiệu quả xử lý nước thải cao.
  • Chi phí lắp đặt và vận hành không quá cao.
  • Kết cấu của hệ thống bền.
  • Thời gian sử dụng lâu dài hơn và dàng lắp đặt và mở rộng khi cần.
  • Có khả năng loại bỏ nito và photpho ra khỏi nước thải khu công nghiệp.

Sơ đồ quy trình xử lý nước thải công nghiệp công nghệ MBBR

Đây cũng là công nghệ xử lý nước thải được áp dụng nhiều. Ưu điểm của nó là:

  • Không tốn nhiều diện tích.
  • Chi phí đầu tư ban đầu cũng không cao hơn quá nhiều so với phương án truyền thống.
  • Không cần xây dựng các bể lắng và bể lọc áp lực mà nước thải đầu ra vẫn đạt chuẩn cột B, QCVN.
  • Hiệu quả xử lý BOD lên tới hơn 90%.
  • Thích hợp với nước thải dệt nhuộm, chứa hóa chất phẩm màu.

Sử dụng công nghệ keo tụ bông

Sơ đồ này thích hợp với nước thải phát sinh từ nhà máy có nồng độ kim loại nặng cao, có mùi, có nồng độ các chất thải rắn lơ lửng cao. Ví dụ như ngành xi mạ, dệt nhuộm, sản xuất mực in, công nghệ giặt tẩy...

Sơ đồ xử lý nước thải công nghệ AAO

Là tổ hợp 3 quy trình Anaerobic (kỵ khí), Anoxic (thiếu khí) và Oxic (hiếu khí).

Ưu điểm:

  • Hiệu suất xử lý nước thải ô nhiễm BOD lên tới 80%
  • Tiêu thụ ít năng lượng vận hành.
  • Được ứng dụng rộng rãi trong các ngành nghề dịch vụ như : Chế biến thủy hải sản, sản xuất tinh bột, dệt nhuộm...

Trên đây là các sở đồ xử lý nước công nghiệp tiên tiến, tiết kiệm cho các doanh nghiệp. Hi vọng các thong tin trên đã giuos đơn vị của bạn tìm được hướng giải quyết phù hợp. Hoặc cách nhanh nhất, bạn có thể liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi. Hãy để Môi trường Phước Trình đồng hành cùng bạn. Chúng tôi tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng nhất trên thị trường cho gia đình bạn.

 
Phước Trình Copyright @ 2024. Phát triển bởi tltvietnam.vn
Online: 22 | Tổng: 635189
zalo
zalo
Nhắn tin messenger
Facebook