TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỨC ĂN GIA SÚC

TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỨC ĂN GIA SÚC

TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỨC ĂN GIA SÚC

TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỨC ĂN GIA SÚC

TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỨC ĂN GIA SÚC
TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỨC ĂN GIA SÚC
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG PHƯỚC TRÌNH

TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỨC ĂN GIA SÚC

Từ những năm 2010 đến 2015, tốc độ chăn nuôi luôn duy trì ở mức 4,5 đến 5%. Vài năm trở lại đây, nhà nước luôn khuyến khích người dân đầu tư vào dây chuyền chăn nuôi. Nên việc chăn nuôi được mở rộng, nhiều công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi vì thế mà được thành lập. Tuy nhiên, càng có nhiều công ty được thành lập thì ảnh hưởng của sản xuất thức ăn chăn nuôi tới môi trường lại càng nhiều, đặc biệt là môi trường nước và không khí. Vậy nên việc xử lý nước thải thức ăn gia súc là nhu cầu thiết thực và cấp bách hiện nay.

Nguồn gốc phát sinh nước thải chăn nuôi

Nước thải thức ăn gia súc được phát sinh chủ yếu là nước thải sinh hoạt.

Trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, nước thải được phát sinh chủ yếu là nước thải sinh hoạt. Nước từ quá trình làm sạch thiết bị, rửa sàn nhà xưởng, chuồng trại. Nước từ khu vực nấu ăn dành cho công nhân viên làm việc tại nhà máy.

  • Nước thải phát sinh tại nhà máy sản xuất thức ăn gia súc: từ các hoạt động rửa tay chân, vệ sinh cơ thể, nấu ăn....
  • Nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất: Vệ sinh máy móc, thiết bị, rửa sàn nhà xưởng.

Ảnh hưởng của nước thải thức ăn gia súc tới môi trường

Nước thải dù phát sinh từ bất kì ngành nghề nào mà không qua xử lý, xả thẳng ra môi trường đều đáng bị lên án. Vì những ảnh hưởng của chúng đến môi trường là rất lớn, đặc biệt là môi trường nước.

Nước thải thức ăn chăn nuôi thường chứa nhiều hàm lượng các chất hữu cơ. Có độ đục cao, nếu không qua xử lý mà xả thẳng vào nguồn nước thì sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. Độ đục của nước thải làm giảm khả năng chiếu sáng của ánh sáng mặt trời xuống nước. Từ đó làm giảm khả năng quang hợp của các thực bật có trong nước. Khi thời gian tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm lâu sẽ khiến các động thực vật chết dần. Làm thay đổi cảnh quan từ đó kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng dẫn đến suy giả, biến dạng hệ sinh thái.

Không chỉ vậy, nếu tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm trong thời gian dài cũng sẽ khiến cho nguồn nước ngầm bị ảnh hưởng. Xảy ra tình trạng cạn kiệt, khô hạn nguồn nước ngầm và gây ra hiện tượng sụt lún.

Ảnh hưởng của nước thải thức ăn gia súc tới con người

Ảnh hưởng của nước thải thức ăn gia súc là điều cần được quan tâm. Nếu một người hít phải nguồn không khí bị ô nhiễm sẽ cảm thấy khó chịu, hắt xì hơi.... Còn nếu tiếp xúc trong thời gian dài sẽ dễ dẫn tới tình trạng viêm xoang, suy giảm miễn dịch.

Không những thế, nếu sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm bởi nguồn nước thải thức ăn chăn nuôi. Thì sẽ dễ mắc một số bệnh về hệ tiêu hóa, gây đau bụng, tiêu chảy....

3 Phương pháp xử lý nước thải thức ăn gia súc tiết kiệm hiệu quả 

Có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải khác nhau nhưng dưới đây là 3 cách xử lý nước thải tiết kiệm và hiệu quả nhất

Xử lý nước thải thức ăn gia súc bằng cách nuôi sinh vật

Đây là mô hình xử lý nước thải chăn nuôi tiết kiệm, mang lại hiệu quả cao và thân thiện với môi trường. Chi phí thấp, công nghệ không đòi hỏi phức tạp do sử dụng nguyên liệu có sẵn.

Đầu tiên chất thải sẽ đi qua các song chắn rác để giữ lại các chất thải và rác thải có kích thước lớn. Rồi sau đó mới vào bể lắng để xử lý. Cuối cùng nước sau khi đã lắng sẽ chuyển qua bể thực vật thủy sinh. Để phân hủy các chất hữu cơ, vô cơ, tạo thành các chất dinh dưỡng để các loài thực vật phát triển.

Xử lý nước thải thức ăn gia súc bằng biogas

Xử lý nước thải thức ăn gia súc bằng cách xây dựng hầm biogas

Sử dụng hầm biogas đang là phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi lợn nói nói riêng. Và chăn nuôi gia súc gia cầm nói chung phổ biến nhất.

Ưu điểm của phương pháp này là hạn chế được lượng nước thải chăn nuôi xả bừa bãi ra ngoài môi trường. Ngoài ra còn có thể chuyển hóa các loại khí độc hại như CO2, CH4, HS2.... Thành nhiên liệu đốt hoặc dùng để thắp sáng.

Tuy nhiên theo các chuyên gia, hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi bằng hầm biogas giúp hàm lượng chất hữu cơ có trong nước thải ít mùi hơn. Và thấp hơn nhưng không thể giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường vì chưa xử lý triệt để được N,P trong khí. Do vậy nước thải từ hầm biogas cần được tiếp tục xử lý tiếp. Hiện nay người ta sẽ sử dụng lần lượt các loại bể Anoxic, Aerotank... hồ sinh học giúp loại bỏ 90-95% thành phần gây ô nhiễm.

Xử lý nước thải thức ăn gia súc bằng phương pháp lọc sinh học

Phương pháp lọc sinh học là công nghệ xử lý nước thải được đánh giá mang lại hiệu quả tích cực. Có khả năng ứng dụng cao trong thực tế. Chỉ với chi phí đầu tư thấp và cách vận hành đơn giản.

Nước thải sau khi được tách ra từ hệ thống biogas sẽ được chuyển về bể thu gom. Kết hợp cùng bể phân hủy thiếu khí có ngăn lắng. Sau đó, nước thải được bơm lên bể lọc sinh học, suốt quá trình lọc sẽ tuần hoàn khoảng 20 đến 30% về bể lắng, phần còn lại sẽ chảy ra ao thủy sinh.

Trên đây là 3 phương pháp xử lý nước thải thức ăn gia súc tiết kiệm và đạt hiệu quả cao. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc đang tìm địa chỉ cung giải pháp xử lý nước thải uy tín, chất lượng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Hãy để Phước Trình đồng hành cùng bạn. Chúng tôi tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng nhất trên thị trường.

Phước Trình Copyright @ 2024. Phát triển bởi tltvietnam.vn
Online: 16 | Tổng: 635118
zalo
zalo
Nhắn tin messenger
Facebook