XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP KEO TỤ TẠO BÔNG
Qua quá trình nhiều năm trong lĩnh vực xử lý nước thải chúng tôi hiểu bản chất từng loại nước thải khác nhau sẽ phải xử lý khác nhau. Chúng tôi luôn nghiên cứu để tìm ra giải pháp tối ưu nhất, chung tay cùng khách hàng bảo vệ thiên nhiên vững bền.
Nguồn nước thải của các nhà máy, xí nghiệp cần được xử lý trước khi thải ra nguồn nước thiên nhiên để đảm bảo sức khỏe cho người dân quanh vùng. Có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải như lọc, lắng tự nhiên..tuy vậy những phương pháp này chỉ phù hợp khi xử lý các chất thải cặn bã kích thước lớn. Đối với những chất bụi, hữu cơ không tan, sản phẩm phụ của công nghiệp có kích thước nhỏ hơn 1mm thì cần phải có một phương pháp hóa học hiệu quả hơn đó là xử lý nước thải bằng phương pháp keo tụ tạo bông.
Quá trình keo tụ tạo bông được thực hiện trên cơ chế:
– Tạo cầu nối giữa các polymer vô cơ hoặc hữu cơ để tạo các cầu nối giữa các hạt dạng keo trong nguồn nước thải bằng cách vận chuyển polymer đến bề mặt hạt, phân tán và hấp thụ polymer trên bề mặt hạt.
– Bổ sung một lượng ion trái dấu vào nước thải với nồng độ cao, các ion này sẽ dịch chuyển mạnh tác động đến các lớp điện tích kép làm tăng và khuếch tán chúng.
– Ion trái dấu được hấp thụ trên bề mặt tạo nên sự trung hòa điện tích, lúc đó điện zeta sẽ bằng 0.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình keo tụ:
Yếu tố Nhiệt độ:
Yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình keo tụ, khi nhiệt độ nước tăng, sự chuyển động nhiệt của các hạt keo tăng lên làm tăng tần số va chạm và hiệu quả kết dính tăng lên.
Thực tế cho thấy khi nhiệt độ nước tăng lượng phèn cần để keo tụ giảm, thời gian và cường độ khuấy trộn cũng giảm theo. Ngoài ra lượng và tính chất của cặn cũng ảnh hưởng đến hiệu quả keo tụ.
Khi hàm lượng cặn trong nước tăng lên, lượng phèn cần thiết cũng tăng lên , nhưng hiệu quả keo tụ lại phụ thuộc vào tính chất của cặn tự nhiên như kích thước, diện tích và mức độ phân tán.
Nhiệt độ của nước thích hợp khi dùng phèn nhôm là: 20 – 400C, tốt nhất là 35 – 450C.
Phèn Fe khi thủy phân ít bị ảnh hưởng của nhiệt độ, vì vậy nhiệt độ của nước ở 00C vẫn có thể dùng phèn Fe làm chất keo tụ.
Yếu tố pH :
• Đối với phèn Al: Khi pH < 4.5 thì không xảy ra phản ứng thủy phân. Khi pH > 7.5 làm cho muối kiềm kém tan và hiệu quả keo tụ bị hạn chế.Phèn nhôm đạt hiệu quả cao nhất khi pH = 5.5 – 7.5.
• Đối với phèn Fe: Phản ứng thủy phân xảy ra khi pH > 3.5 và quá trình kết tủa sẽ hình thành nhanh chóng khi pH = 5.5 – 6.5.
• Ở pH < 3 thì Fe(III) không bị thủy phân , SiO2 keo tụ do ion Fe(III) . Ở pH cao hơn , chỉ cần liều lượng Fe(III) thấp có thể keo tụ SiO2.
Với phương pháp này những chất thải dạng keo ngưng tụ hoặc lơ lửng trên tầng mặt nước khó hòa tan sẽ được xử lý nhanh chóng. So với phương pháp lắng tụ thì xử lý nước thải bằng keo tụ tạo bông sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí, xử lý được lượng nước thải lớn. Để xử lý nước thải bằng phương pháp này một cách hiệu quả nhất cần phải thực hiện các khâu theo một quy trình khao học trong đó không thể bỏ qua khâu khảo sát phân loại chất thải để lựa chọn một hóa chất phù hợp.