XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG LỤC BÌNH: QUY TRÌNH VÀ MỘT SỐ LƯU Ý

XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG LỤC BÌNH: QUY TRÌNH VÀ MỘT SỐ LƯU Ý

XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG LỤC BÌNH: QUY TRÌNH VÀ MỘT SỐ LƯU Ý

XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG LỤC BÌNH: QUY TRÌNH VÀ MỘT SỐ LƯU Ý

XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG LỤC BÌNH: QUY TRÌNH VÀ MỘT SỐ LƯU Ý
XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG LỤC BÌNH: QUY TRÌNH VÀ MỘT SỐ LƯU Ý
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG PHƯỚC TRÌNH

XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG LỤC BÌNH: QUY TRÌNH VÀ MỘT SỐ LƯU Ý

Xử lý nước thải bằng lục bình là một phương pháp tự nhiên, thân thiện với môi trường và con người. Phương pháp này đã có từ lâu đời và đến nay vẫn được nhiều người tin dùng. Hãy cùng chúng tôi khám phá thêm về công dụng, quy trình thực hiện và những lưu ý quan trọng khi áp dụng phương pháp này trong xử lý nước thải.

Khái niệm về xử lý nước thải bằng lục bình

Xử lý nước thải bằng lục bình là phương pháp sử dụng cây bèo lục bình để hấp thụ và loại bỏ các chất ô nhiễm; độc hại có trong nước thải, giúp cải thiện chất lượng nước. Phương pháp này đã được áp dụng từ lâu và được đánh giá cao nhờ vào tính hiệu quả vượt trội trong việc xử lý nước thải. Điểm nổi bật của phương pháp là chi phí thực hiện thấp, không đòi hỏi công nghệ phức tạp hay nguồn lực lớn.

Chính vì những ưu điểm này mà không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang áp dụng phương pháp xử lý nước thải tự nhiên bằng lục bình như một giải pháp bền vững và thân thiện với môi trường trong các hệ thống xử lý nước thải. Đây là một lựa chọn tối ưu cho những khu vực có nguồn lực hạn chế nhưng vẫn cần đảm bảo chất lượng nước sau xử lý đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường.

Tác dụng khi sử dụng phương pháp

  • Ở dạng tự nhiên, cây lục bình là loại thực vật thủy sinh có khả năng hấp thụ các kim loại nặng trong môi trường nước. Điển hình là chì, thủy ngân. Đồng thời, loại bỏ các chất hữu cơ chưa được phân hủy trong hồ, ao, bể…
  • Theo nghiên cứu của các chuyên gia, 1ha mặt nước thả kín lục bình có thể làm sạch được 3 tấn nước thải mỗi ngày. Trong đó, lục bình loại bỏ được 34kg natri, 22kg canxi, 17kg phốt pho, 4kg Magine, 2,1kg phenol; 89g thủy ngân, 104g nhôm, 297g kiềm, 321g stronti… Đây là một con số cực kỳ ấn tượng mà không phải loại cây hoặc chất xử lý nào cũng có thể đạt được.
  • Lục bình còn có tác dụng phân giải và loại bỏ được xyanua và phenol. Đây là hai chất độc hại vô cùng nguy hiểm. Chỉ cần một lượng rất nhỏ cũng có thể gây hậu quả chết người.
  • Có thể nói, lục bình chính là giải pháp xử lý nước thải cực kỳ tự nhiên, an toàn, thân thiện và tiết kiệm chi phí. Loại cây này được đánh giá là dễ nuôi trồng, tốc độ sinh trưởng nhanh.
  • Sự có mặt của lục bình trong các hồ, ao sẽ giúp nước ở đây trong sạch hơn. Các loại cá, tôm sẽ có sức sống mạnh mẽ hơn so với các hồ, ao không có cây lục bình.
  • Ngoài ra, người ta cũng sử dụng lục bình với mục đích trang trí cảnh quan. Bởi công bằng mà nói; đây là loại cây có vẻ đẹp cực kỳ sinh động, hấp dẫn.

Quy trình xử lý nước thải bằng lục bình

Thông qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã khám phá và giải thích rõ ràng cách thức mà cây lục bình tham gia vào quá trình xử lý nước thải một cách hiệu quả như sau:

  • Vào ban ngày, lá của cây lục bình thực hiện quá trình quang hợp; hấp thụ oxy vào môi trường nước xung quanh bộ rễ. Lượng oxy này đóng vai trò quan trọng trong việc kích hoạt các phản ứng sinh học; nó giúp phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải. Quá trình phân hủy này không chỉ làm giảm hàm lượng các chất gây ô nhiễm mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự lắng đọng của các hợp chất như photpho; giúp làm sạch nguồn nước.
  • Mặt khác, khi bèo lục bình bao phủ bề mặt nước; chúng có tác dụng che chắn ánh nắng và ngăn gió thổi vào. Từ đó làm giảm tốc độ bốc hơi và giữ cho nhiệt độ nước ổn định. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lắng đọng tự nhiên của các hạt lơ lửng và các chất ô nhiễm khác trong nước; giúp làm sạch nước một cách tự nhiên.
  • Đặc biệt, phần rễ của cây lục bình, với cấu trúc nhỏ, rậm rạp; có khả năng hấp thụ các hạt lơ lửng, từ đó giúp làm trong nước. Không chỉ vậy, hệ rễ của lục bình còn có khả năng loại bỏ và phân hủy một số vi sinh vật gây hại trong nước. Nó góp phần ngăn chặn sự lây lan của các tác nhân gây bệnh.

Một số lưu ý khi xử lý nước thải bằng lục bình

Dù rằng tác dụng xử lý nước thải bằng bèo lục bình rất tốt. Tuy nhiên, phương pháp xử lý sinh học này cũng tồn tại một số nhược điểm như:

  • Cần diện tích nuôi trồng rộng. Lục bình phát triển nhanh nên dễ dẫn tới quá tải và cần phải vớt bỏ bớt.
  • Ngoài ra, thời gian xử lý nước thải bằng loại cây thuỷ sinh này cũng lâu dài hơn so với những phương pháp xử lý theo hệ thống. Đồng thời, phương pháp này chỉ thích hợp đối với những nguồn nước thải có hàm lượng chất ô nhiễm không quá cao. Vì vậy, chỉ nên xem đây là giải pháp bổ trợ chứ không phải là phương pháp chính.

Kết luận

Với những chia sẻ của chúng tôi về xử lý nước thải bằng lục bình. Hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại cây này, tác dụng và cơ chế hoạt động của loại cây này. Nếu bạn còn thắc mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn các giải pháp xử lý nước thải uy tín, hiệu quả nhất cho doanh nghiệp của mình.

 

Phước Trình Copyright @ 2024. Phát triển bởi tltvietnam.vn
Online: 5 | Tổng: 633776
zalo
zalo
Nhắn tin messenger
Facebook